Bố trí bàn thờ như thế nào?
Trước hết, bàn thờ nên có độ cao tỷ lệ với người trong gia đình, tránh làm quá cao (phải leo trèo thiếu an toàn) hoặc quá thấp (dễ bị va chạm và thiếu tôn nghiêm).
Trường hợp có nhiều tầng thờ thì xếp đặt theo thứ tự từ cao xuống thấp theo ngôi thứ. Tủ thờ thường có phần dưới và bên hông là tủ chứa đồ (gia phả, lịch giỗ kỵ, vàng mã hương đèn…). Nếu bệ thờ làm theo kiểu tấm đan bê tông thì cũng nên kê một tủ nhỏ hay bàn vào khoảng trống bên dưới để thuận tiện sắp xếp vật dụng vào dịp có giỗ tết.
Bài trí bàn thờ phải nghiêm trang nhưng không u tịch, bởi vì nhà ở gia đình (tính chất Dương) không bao giờ là một ngôi chùa hay đền – miếu – phủ – am (thiên về tính Âm, là “vãng sinh đường” cho khách thập phương).
Trên bàn thờ không nên đặt chậu cây cảnh mà chủ yếu dùng hoa tươi để thờ phụng, không nên dùng hoa nhựa, đồ mặn và tiền mặt bày lên ban.
Nếu ban thờ của nhà có thờ cả họ nội và họ ngoại thì họ nội đặt bên trái, họ ngoại đặt bên phải, nhưng phải dùng vạch sơn màu đỏ phân chia rõ ràng hoặc dùng tấm vách ngăn sơn đỏ để tránh tranh chấp nhau.
Sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ gia tiên theo ngũ hành
Các yếu tố ngũ hành khi sắp xếp đồ thờ trên bàn thờ gia tiên bao gồm:
– Kim: Tương ứng với giá nến.
– Mộc: Tương ứng với bàn thờ, ngai hoặc giá nến, bài vị.
– Thủy: Tương ứng với bình, chai nước, chén nước thờ.
– Hỏa: Tương ứng với đèn dầu, nến thờ và nén nhang khi thắp lên.
– Thổ: Tương ứng với bát hương làm từ đất sét nung.
Tùy từng điều kiện và thời kỳ khác nhau mà sử dụng những đồ thờ cúng khác nhau. Tuy nhiên, một bàn thờ đảm bảo sự hài hòa của cả 5 yếu tố ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ như trên sẽ có tác dụng phong thủy hữu hiệu trong việc kích hoạt tài lộc phát triển.
Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!