Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra “diễn” theo một cách nhất định cho phép bộ não “tập” một cách tư duy mới và có thể khởi động cho một chuỗi các sự kiện mong muốn trong tương lai.
Dưới đây là 8 chiến thuật “giả vờ” dựa trên cơ sở khoa học giúp bạn có được công việc tốt hơn, cải thiện tâm trạng và phát triển các mối quan hệ.
1. Cười lên nào
Các nhà khoa học phát hiện ra nếu bạn muốn nâng tâm trạng mình lên thì bạn phải buộc chính mình mỉm cười. Một nghiên cứu vào năm 2012 được xuất bản trên Tạp chí Khoa học Tâm lý (Psychological Science) đã hướng dẫn 169 sinh viên đại học cách giữ đũa trên miệng để duy trì những cử chỉ đặc biệt trên khuôn mặt (một nụ cười “trung lập”, một nụ cười “tiêu chuẩn” và một nụ cười rạng rỡ với các cơ ở mắt và miệng được liên kết với nhau).
Khi những người tham gia đã tập được chính các các biểu hiện thì họ được yêu cầu hoàn thành các hoạt động “đa nhiệm” (multitasking) hết sức căng thẳng, chẳng hạn như vẽ một ngôi sao dựa trên các đường kẻ sẵn trong khi nhìn vào hình ảnh phản chiếu của ngôi sao đó trong gương.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận ra rằng những người có nụ cười “tiêu chuẩn” và “rạng rỡ” có nhịp tim thấp hơn sau khi thực hiện nhiệm vụ hơn là những người có biểu hiện trên khuôn mặt kiểu “trung lập”, ám chỉ họ ít bị căng thẳng.
Theo Psychology Today, một nghiên cứu tương tự yêu cầu những người tham gia hoặc “nâng má lên” (buộc họ cười) hoặc “chụm lông mày” (khiến họ cau mày lại) trong khi đánh giá hình ảnh của các khuôn mặt trung lập, hạnh phúc và giận dữ nhận thấy những người có phản ứng tích cực hơn với các hình ảnh khi mỉm cười. Thêm nữa, hiệu ứng tích cực còn rõ hơn khi những nụ cười “ép buộc” kéo dài trong khoảng 4 phút.
2. Tạo một tư thế đặc biệt
Trong một bài nói thu hút rất nhiều người xem trên TED Talk, nhà tâm lý học xã hội đến từ trường Kinh doanh Harvard Amy Cuddy đã chia sẻ những kết quả nghiên cứu của cô rằng việc xây dựng một tư thế đặc biệt có thể tác động tới các chất hóa học trong cơ thể.
Trong nghiên cứu, bà đã yêu cầu những người tham gia thực hiện một trong hai tư thế đặc biệt: một tư thế mạnh mẽ hơn – với ngực và đầu nâng lên trong khi hai tay chống hông – một tư thế “nhu mì” hơn – hơi cúi người xuống, khoanh hai tay trước ngực – trong khoảng 2 phút.
Những người thực hiện tư thế một cho thấy sự sụt giảm của hormone gây căng thẳng cortisol và sự tăng lên của hormone testosterone – một loại hormone liên quan đến sự tự tin và chi phối. “Những cử chỉ của chúng ta sẽ kiểm soát cách chúng ta nghĩ và cảm thấy về chính mình”, Cuddy kết luận. “Cơ thể của chúng ta sẽ thay đổi tâm trí của chúng ta”.
3. Giả vờ là bạn biết câu trả lời
Một nghiên cứu xuất bản năm 2012 trên Tạp chí xuất bản hàng quý Tâm lý học thử nghiệm (Experimental Psychology) nhận thấy rằng mong đợi biết câu trả lời chính xác thực sự có thể cải thiện khả năng làm bài kiểm tra của chúng ta.
Các nhà tâm lý học đã yêu cầu hai nhóm người tham gia trả lời một bộ các câu hỏi trên máy tính. Một nhóm đưa ra câu trả lời sẽ nhìn nhanh vào màn hình trước mỗi câu hỏi – nhanh đến mức chỉ đủ để đọc câu trả lời, nhưng cũng đủ chậm để tiềm thức có thể nắm bắt được nó.
Trong thực tế, “những câu trả lời” nhanh như chớp đó là một bộ các ký tự và con số ngẫu nhiên. Trong khi, nhóm khác nhìn vào màn hình chỉ để nhận tín hiệu chuyển sang câu hỏi khác. Cuối cùng, nhóm được cho là đã nhìn thấy câu trả lời có số câu hỏi nêu được đáp án đúng nhiều nhất.
Lợi thế này có lẽ được phát triển từ những chiến thuật sinh tồn cơ bản của chúng ta, khẳng định bởi Scientific American, do kỳ vọng về một sự thay đổi trong môi trường “đã kích thích các thay đổi về tâm lý mà giúp cơ thể sẵn sàng trước các thử thách sắp sảy ra ngay trước khi kẻ thù xuất hiện”.
4. Mặc bộ trang phục bạn muốn
Các nhà nghiên cứu tại Trường Quản trị Kellogg thuộc Đại học Northwestern đã phát hiện ra rằng mặc những bộ trang phục đặc biệt mà kết nối với những đặc điểm tích cực nhất định sẽ giúp cải thiện năng suất làm việc của người mặc chúng.
Trong một nghiên cứu vào năm 2012, những người tham gia được hướng dẫn mặc những chiếc áo khoác trắng mà được mô tả hoặc giống với “những chiếc áo khoác trong phòng thí nghiệm” (loại áo khoác trắng được mặc bởi các nhà khoa học và các bác sĩ) hoặc “áo khoác của những người vẽ tranh nghệ thuật” (loại áo mà thực tế giống với áo mặc trong phòng thí nghiệm) khi họ đang vẽ để chứng minh rằng áo khoác họ mặc thực sự tạo ra khác biệt, một nhóm thứ ba chỉ đơn thuần mặc áo trắng trong phòng thí nghiệm trước khi được yêu cầu làm việc gì đó.
Ba nhóm được yêu cầu kiểm tra 4 bộ gồm 2 bức tranh/bộ để tìm ra những điểm khác nhau và viết ra giấy những gì họ thấy, một bài kiểm tra được thiết kế để kiểm tra sự chú ý kéo dài của họ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người mặc “áo trắng” cho thấy nhiều sự khác biệt có ý nghĩa hơn trong cùng thời gian đó so với người mặc đồ “nghệ sĩ”, nghĩa là sự chú ý của họ đã được tăng cường khi mặc áo khoác.
Điều này giúp các nhà nghiên cứu đưa ra được kết luận rằng mặc vì “thành công” “phụ thuộc vào cả ý nghĩa mang tính chất biểu tượng và trải nghiệm thể chất của việc mặc quần áo”.
5. Nghe những bản nhạc/ca khúc tươi vui
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng ép bản thân nghe những bản nhạc tươi vui và cố gắng trong tiềm thức để trở nên hạnh phúc hơn có thể giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Trong một nghiên cứu vào năm 2012 được xuất bản trên Tạp chí Tâm lý học Tích cực (Positive Psychology), 167 sinh viên đại học được yêu cầu lắng nghe 12 phút những âm thanh “hạnh phúc”.
Một nhóm được yêu cầu cố gắng nâng tâm trạng lên một cách chủ động trong khi nghe nhạc, còn nhóm kia thì được hướng dẫn cách nghe mà không cố gắng thay đổi tâm trạng của họ. Nhóm đầu được báo cáo là có mức độ tích cực trong cảm xúc cao hơn sau khi nghe.
Một nghiên cứu tiếp theo của các nhà nghiên cứu này có sự tham gia của 68 học sinh lắng nghe nhạc “hạnh phúc” trong khi đến phòng thí nghiệm 5 lần trong suốt khóa học kéo dài 2 tuần. Một lần nữa, một nhóm được yêu cầu cố gắng vui vẻ trong suốt thời gian này và nhóm còn lại thì được yêu cầu là không làm gì cả.
Những học sinh nỗ lực để cảm thấy vui vẻ cho thấy mức độ tích cực trong tâm trạng cao hơn những người mà chỉ lắng nghe đơn thuần. “Những nghiên cứu này đã chứng minh rằng nghe nhạc tích cực có lẽ có tác động hiệu quả trong việc cải thiện hạnh phúc, đặc biệt là khi được kết hợp với chủ ý của con người là muốn được hạnh phúc hơn”, các nhà nghiên cứu kết luận.
6. Bắt chước những nhà lãnh đạo giỏi
Giả sử bạn vừa được thăng chức lên một vị trí với các yêu cầu công việc nằm ngoài những kỹ năng mà bạn đã tích lũy được. Nghiên cứu mới chỉ ra rằng thứ tốt nhất bạn có thể làm đó là bắt chước người nào đó gần bạn mà đã đạt được những kỹ năng bạn còn thiếu, ngay cả khi ban đầu có thể bạn sẽ lo lắng về hành vi của mình sẽ trông giống như bịp bợm.
Trong nghiên cứu của mình, giáo sư nghiên cứu về hành vi có tổ chức Herminia Ibarra chia sẻ trên Tạp chí Harvard Business Review rằng “Bằng cách coi bản thân đang có sự tiến bộ trong công việc, chúng ta có thể tăng cường năng lực của mình để học hỏi, tránh bị gạt sang một bên và cuối cùng là trở thành những nhà lãnh đạo tốt hơn. Trừ khi học được nó, còn không thì chúng ta vẫn chưa phải là quá hiểu biết để bỏ qua chiến thuật này”.
7. Nỗ lực thể hiện sự quan tâm
Giáo sư tâm lý học Richard Wiseman đến từ Đại học Hertfordshire (Mỹ) đã chia gần 100 người tham gia trong một sự kiện hẹn hò nhanh vào năm 2012 ở Edinburgh thành 2 nhóm để kiểm tra điều mà ông gọi là “As If Principle” (nếu bạn hành động “như thể” bạn như vậy thì bạn sẽ cảm nhận được mình theo cách đó).
Một nhóm được hướng dẫn cư xử như bình thường họ vẫn làm trong các buổi hẹn hò, còn nhóm kia thì được yêu cầu giả vờ họ đã yêu ai đó bằng cách nhìn vào mắt của người kia, chạm vào tay và thì thầm những điều bí mật. Sau đó, tất cả những người tham gia đều được hỏi họ cảm thấy gần gũi như thế nào với các đối tác (khoảng 1 đến 7 người) và liệu rằng họ có muốn gặp nhau thêm một lần nữa.
Trung bình, những người giả vờ có sự quan tâm một cách lãng mạn báo cáo rằng họ cảm thấy một điểm gần gũi hơn với đối tác. 45% người trong nhóm này cũng nói rằng họ muốn gặp lại người kia một lần nữa, trong khi chỉ có 20% nhóm hẹn hò với tốc độ “bình thường” có cảm giác này. Wiseman chia sẻ với tờ Telegraph về nghiên cứu của ông như sau: “Giả thuyết rằng cảm xúc sẽ chi phối hành động hoặc hành vi nhưng điều này chỉ ra rằng nó có thể xảy ra theo cách ngược lại, hành động có thể kéo theo cảm xúc”.
8. Giả vờ tự tin để tạo ra ảnh hưởng
Trong một nghiên cứu vào năm 2013 xuất bản trên Tạp chí Xã hội và Tính cách, các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân 3 nhóm sinh viên đại học một cách ngẫu nhiên và yêu cầu họ viết hai đoạn văn hoặc về hoài bão nghề nghiệp của họ hoặc trách nhiệm và bổn phận. Sau đó, các thành viên từ mỗi nhóm lại được chia thành các team theo giới tính (những người cùng giới tính sẽ cùng một team) và hướng dẫn họ tìm ý tưởng để thành lập một công ty khởi nghiệp trên lý thuyết.
Sau đó, mọi người sẽ thực hiện một cuộc khảo sát để đánh giá mức độ họ tôn trọng và ngưỡng mộ những thành viên khác trong nhóm. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những cá nhân mà viết về hoài bão của họ được xếp ở vị trí cao hơn trong trật tự phân hạng của nhóm và được nhận thấy là quyết đoán và chủ động hơn những thành viên mà tập trung vào trách nhiệm hoặc bổn phận.
Chỉ bằng cách chuyển đổi suy nghĩ sang mục tiêu, nghiên cứu đề nghị rằng, bạn có thể hướng tới trở thành một con người tự tin và giỏi giang hơn.