Trong cuốn hồi ký của mình, cựu hoàng Phổ Nghi lạnh lùng viết: “Tôi nghe nói bà ấy đã chết trong trại giam và cũng chẳng rõ là nguyên nhân gì. Tuy nhiên, cũng không phải thương tiếc một người đã không biết thương yêu và coi trọng bản thân như người phụ nữ đó. Bà ấy chỉ là một kẻ nghiện ngập mà thôi”.
Nước mắt hoàng hậu
Uyển Dung tên đầy đủ là Quách Bố La Uyển Dung, sinh năm 1906, con gái duy nhất của Nội vụ Đại thần Vinh Nguyên. Gia tộc Quách Bố La là một gia tộc rất có thế lực, nhiều đời đều giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Thanh.
Điều này một mặt khiến Uyển Dung được nuôi dưỡng và lớn lên trong tâm thế tự hào của một người phụ nữ quý tộc và cao quý nhưng mặt khác cũng khiến cô trở thành con rối hy sinh cho quyền lợi của gia tộc mình. Từ việc trở thành hoàng hậu cho tới sự cố chấp không muốn từ bỏ danh phận “mẫu nghi thiên hạ” của Uyển Dung sau này đều là do sắp xếp hoặc ảnh hưởng từ chính gia tộc thế lực của mình.
Và chính điều này là ngọn nguồn cho tất cả những bi kịch trong cuộc đời đầy những sóng gió của vị hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc này. Năm 1921, Phổ Nghi 16 tuổi, triều đình nhà Thanh khi đó đã mất địa vị thống trị, hoàng đế chỉ còn là cái hữu danh vô thực, song vẫn quyết định tổ chức một cuộc tuyển chọn mỹ nữ trên quy mô lớn để tìm hoàng hậu.
Cuộc đời bi thảm của Uyển Dung khi làm hoàng hậu
Tuy lên ngôi hoàng hậu từ khi 17 tuổi lại sở hữu nhan sắc và tài năng nhưng cuộc đời Uyển Dung lại là một câu chuyện buồn.
Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Hoa lại là một người yếu đuối trong đời sống tình dục.Trong cuốn hồi ký của mình, Phổ Nghi có viết: “Lúc Hoàng đế Phổ Nghi mới 10 tuổi, để tránh hầu hạ vua, các thái giám tối nào cũng đẩy cung nữ vào phục vụ ông, có đến ba cô một tối.
Họ ‘quần’ ông đến mệt lử mới để cho ông ngủ. ‘Hôm sau thức dậy, tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra một màu vàng ệch”. Cũng từ những dòng hồi ký này, mà nhiều người đã nghĩ rằng, ngay từ năm 10 tuổi, do quá mệt mỏi vì phải “phục vụ” các cung nữ nên Phổ Nghi sinh ra chứng… bất lực.
Do chẳng còn ai để tâm sự, trong những lúc buồn tủi cho thân phận và cuộc sống của mình đã bắt chuyện với một người giúp việc kiêm bảo vệ trong “hoàng cung”. Người đàn ông họ Lý xuất thân nghèo hèn nhưng lại rất biết cách lắng nghe và cảm thông. Lần một rồi lần hai, dần dần, Uyển Dung bắt đầu có tình cảm với người đàn ông lạ mặt.
“Nghiện ” khỏa thân để khỏa lấp thiếu thốn trong đời sống chăn gối…
Trong tài liệu được Tôn Diệu Đình, vị thái giám cuối cùng của triều đại phong kiến ghi chép lại thì để quên đi những ấm ức trong đời sống chăn gối lạnh nhạt, hoàng hậu trẻ tuổi sa đà vào sở thích khỏa thân.
Theo lời của Tôn Diệu Đình, Uyển Dung thích được hầu hạ khi tắm, bà thường để cho tất cả thị nữ thay nhau tắm rửa cho mình như 1 đứa trẻ.
Tôn Diệu Đình cũng cho biết, Uyển Dung thường tắm rất lâu và không bao giờ mặc quần áo ngay sau khi tắm xong. Mặc kệ ánh mắt nhìn của các thị nữ, hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến để mình khỏa thân hồi lâu rồi tự vuốt ve thân thể để khỏa lấp cô đơn.
Không những thế, Uyển Dung còn duy trì thói quen này trong cuộc sống hằng ngày như khi đi ngủ, khi trong cung vắng người và chỉ để lại những thị nữ quen thuộc. Theo tiết lộ của Tôn Diệu Đình, Uyển Dung thường có khá nhiều đòi hỏi trong chăm sóc đời sống cá nhân, hoàng hậu này thường có những sở thích quái đản và kỳ lạ.