Điều thú vị là nhiều trong số chúng cừa các đặc tính chống tiểu đường, bao gồm giảm lượng đường trong máu, cải thiện mỡ máu và độ nhạy cảm của insulin.
Dưới đây là danh sách các thảo dược giúp ngăn ngừa tiểu đường mà bạn có thể tham khảo.
1. Củ nghệ
Nghệ là loại thảo dược có thể xay nhuyễn củ để cho ra chất bột màu vàng. Loại củ này có chứa một hợp chất được gọi là curcumin có nhiều tác dụng y học, đặc biệt là chống tiểu đường khá tốt.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng curcumin có khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Một nghiên cứu gần đây nhận thấy sử dụng 300 mg tinh bột nghệ chứa curcumin mỗi ngày có thể giảm lượng đường trong máu gần 18%.
Một nghiên cứu khác có sự tham gia của hơn 200 bệnh nhân đang ở tình trạng tiền tiểu đường (prediabetic) được yêu cầu sử dụng 1,5 gram curcumin trong 9 tháng liền. Kết quả cho thấy chức năng tế bào beta đã cải thiện và sự phát triển của tiểu đường loại 2 của họ cũng được ngăn chặn đáng kể trong suốt quá trình sử dụng loại chất này.
Ngoài ra, các tác dụng chống viêm và chống oxy hóa của curcumin cũng rất tốt trong việc giảm rủi ro mắc bệnh tim và các biến chứng khác của bệnh tiểu đường.
2. Gừng
Gừng là loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn và chữa bệnh tại nhà. Ngoài ra, gừng cũng có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu có sự tham gia của 88 người, yêu cầu sử dụng 3 gram gừng mỗi ngày trong 8 tuần liên tục cho thấy lượng đường trong máu và chỉ số HbA1c (chỉ số thể hiện tỷ lệ gắn kết của đường với Hemoglobin) của họ giảm nhanh.
Hơn nữa, các thực phẩm bổ sung từ đường cũng có tác dụng giảm triệu chứng viêm – điều mà có thể dẫn tới những biến chứng như hủy hoại mắt.
Cuối cùng, các bằng chứng cũng đề xuất rằng các hợp chất chủ động trong gừng có thể giúp ngăn chặn những thay đổi của protein khiến lượng đường trong máu tăng. Những thay đổi này có thể hủy hoại tế bào, dây thần kinh và các mạch máu.
3. Cây quế
Quế là loại thảo dược được biết đến rộng rãi với tác dụng chống tiểu đường. Tuy nhiên, các bằng chứng vẫn còn nhiều mâu thuẫn.
Nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy quế giúp cải thiện kháng insulin, giảm việc hấp thụ glucose sau bữa ăn và giảm các chứng viêm. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên quy mô rộng ở người lại chưa thấy những kết quả như vậy.
Tuy nhiên, các tác dụng giảm đường trong máu là rất rõ rệt. Do vậy, lời khuyên cho bạn là hãy chọn đúng loại quế, trong đó, quế Ceylon là tốt nhất.
4. Tỏi
Khả năng giảm đường trong máu ở tỏi đã được nghiên cứu rộng rãi trên động vật và trong phòng thí nghiệm. Mặc dù nghiên cứu ở người chưa nhiều nhưng các kết quả cũng rất khả quan.
Nghiên cứu ở các bệnh nhân mắc tiểu đường loại 1 và 2 cho thấy đơn giản là sử dụng 100 gram tỏi đỏ thôi cũng đã giảm đáng kể lượng đường trong máu.
5. Hạt cà ri đen
Hạt cà ri là hạt của một loài hoa có lịch sử được sử dụng để chữa bệnh từ lâu đời.
Nhiều nghiên cứu khẳng định hạt cà ri có khả năng kháng viêm, giảm mỡ trong máu, phòng ngừa vi khuẩn, bảo vệ tim và gan khỏi bệnh tiểu đường.
Bản đánh giá 23 nghiên cứu gần đây bao gồm hơn 1.500 người tham gia cho thấy hạt cà ri giúp giảm đáng kể đường trong máu (fasting blood sugar – xét nghiệm định lượng đường huyết nhanh để chẩn đoán bệnh tiểu đường) và HbA1c.
6. Cỏ cà ri
Cỏ cà ri giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường ngay từ đầu, giảm đường trong máu và cholesterol. Tuy nhiên, với những bệnh nhân bị rối loạn ở bụng như tức bụng hay gặp vấn đề về tiêu hóa thì sẽ có một vài tác dụng phụ.
7. Cây lô hội
Lô hội thường được trồng trong nhà, ngoài vườn, mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe và được biết là loại thảo dược rất tốt để chăm sóc da.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng nhấn mạnh tới khả năng cải thiện các triệu chứng tiểu đường của loại cây này.
8. Berberine
Berberine là loại thuốc được sản xuất từ thực vật. Từ lâu, Berberine đã được biết đến với các tác dụng phòng chống tiểu đường hiệu quả.
Thực tế, Berberine giúp giảm HbA1c từ 9,47% xuống 7,48%, giảm FBS (Fasting blood sugar) 36% và lượng đường trong máu sau bữa ăn 44%, theo một nghiên cứu kéo dài 3 tháng có sự tham gia của 36 bệnh nhân.
Tuy nhiên, vì khó hấp thụ nên liều lượng sử dụng của berberine khá cao. Một số người còn trải qua các hiệu ứng phụ như tiêu chảy, đầy hơi và đau bụng.
9. Việt quất
Một nghiên cứu cho kết quả nếu ăn việt quất 3 lần/ngày trong 2 tháng liền sẽ giảm chỉ số FBS xuống 16,3%, lượng đường trong máu sau bữa ăn 13,5% và HbA1C 7,3%.
Ngoài ra, uống nước sinh tố việt quất trong khoảng 6 tuần cũng giúp cải thiện độ nhạy của insulin ở những người bị mắc tiền tiểu đường.
10. Thực phẩm chức năng chứa crom và magie
Thực phẩm chức năng chứa crom và magie được tranh cãi là có tác dụng phòng chống tiểu đường. Tuy nhiên, vẫn còn cần nhiều nghiên cứu để đưa ra kết luận rõ ràng nhất.