Lễ Trừ Tịch hay lễ Giao Thừa
Lẽ trời đất có thủy khởi phải có tận cùng, một năm đã bắt đầu ắt phải có hết, bắt đầu từ lúc giao thừa, cũng lại hết vào lúc giao thừa. Theo Hán Việt Từ Ðiển của Ðào Duy Anh nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp lấy.
Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới này, có lễ Trừ Tịch.
Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những cái mới mẻ tốt đẹp của năm mới sắp tới.
Lễ Trừ Tịch theo người Tàu còn là một lễ khu trừ ma quỷ. Tục Tàu xưa vào ngày trừ Tịch, tức là ngày 30 Tết có dùng 120 trẻ con trạc chín mười tuổi, mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường vừa đánh để trừ khử ma quỷ, do đó có danh từ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch cử hành vào lúc giao thừa nên lễ này còn mang tên là lễ Giao Thừa.
Xưa kia người ta cúng giao thừa ở đình, ông Tiên chỉ hoặc thủ từ đứng làm chủ lễ, nhưng người ta cũng cúng giao thừa ở thôn xóm nữa. Lễ giao thừa ở thôn xóm được tổ chức hoặc tại các văn chỉ nếu văn chỉ làng xây tại xóm, nếu không thì cũng tổ chức ngay ở điểm canh đầu xóm.
Ở đây vị được cử ra làm chủ lễ là vị niên trưởng hoặc vị chức sắc cao nhất trong thôn xóm. Một chiếc hương án được kê ra, trên hương án có đỉnh trầm hương hoặc bình hương thắp tỏa khói nghi ngút. Hai bên đỉnh trầm hương có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.
Lễ vật gồm chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã, đôi khi có thêm cỗ mũ của Ðại Vương hành khiển. Lễ quý hồ thành bất quý hồ đa, nhưng dù nhiều dù ít, lễ vật bao giờ cũng phải gồm có vàng hương, vàng lá hay vàng thoi tùy tục địa phương và nhất là không quên được rượu, vì vô tửu bất thành lễ.
Ðến giờ phút này, chuông trống vang lên, ông chủ tế ra khấn lễ, rồi dân chúng kế đó lễ theo, với tất cả sự tin tưởng ở vị tân vương hành khiển, cầu xin ngài phù hộ độ trì cho được một năm may mắn, bao nhiêu sự không may năm trước sẽ qua hết. Tại đình làng, cùng với lễ cúng ngoài trời còn lễ thành hoàng hoặc vị phúc thần tại vị nữa.
Ăn gì đêm giao thừa để may mắn
Thịt lợn
Ở Cuba, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungary và Áo, lợn tượng trưng cho sự tiến bộ, sự phát triển. Người ta cho rằng động vật này không bao giờ đi lùi lại, số khác thì tin rằng tất cả là ở thói quen ăn uống của chúng (lợn thường sục mõm về phía trước để ăn hết thức ăn trong máng). Và không chỉ giới hạn trong thịt lợn, thực phẩm có hình con lợn (như bánh quy) cũng là món ăn may mắn trong ngày đầu năm mới.
Hoa quả có hình tròn
Ăn bất cứ trái cây nào có hình tròn vào ngày đầu năm mới là tục lệ thường gặp ở nhiều nước, dù số lượng múi trái cây thường khác nhau. Chẳng hạn, ở Philippines, số 13 được coi là số may mắn, còn ở Châu Âu và Mỹ, con số đó là 12, đại diện cho 12 tháng trong năm. Trong cả hai trường hợp, hình dáng của của trái cây, đều phải giống như đồng xu và có vị ngọt ngào.
Rau xanh nhiều lá
Từ miền biển Nam Mỹ tới Châu Âu, người dân thường ăn các loại rau xanh nhiều lá (bao gồm cải xoăn, cái bắp và loại rau cải giống như cải làn Lạng Sơn ở ta) vào ngày đầu năm mới bởi màu xanh và hình dáng của những loại rau này giống như tiền giấy. Và người ta tin rằng ăn nhiều những loại rau này thì bạn càng giàu có và tất nhiên là khoẻ mạnh nữa.