Thần Tài – Ông Địa là một cặp thờ tuy về hình chỉ có 1 ông Địa và 1 Thần tài, nhưng Mỗi một vị như vậy là đại diện cho 5 người. Về Thần Tài có : Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài , Xích Thần Tài Và Hoàng Thần tài là vị chủ chốt. Còn ông Địa cũng có 5 ông : Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.
Về hình thức bên ngoài thì Ông Địa thường bụng phệ, người trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo. Cần phân biệt Ông Địa của Việt Nam và Phật Di Lặc. Phật Di Lặc mang bao bố hay cười tươi, có đồng tử đi theo. Hình ảnh Ông Địa còn khá quen thuộc trong đội múa lân, Ông Địa thường có vai trò cản trở Lân trong việc nhặt tiền thưởng hay quà cúng của gia chủ. Thần Tài thường tay cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh hơn Ông Địa.
Ông thần tài
Ông thần tài được sử dụng phổ biến trong các cửa hàng buôn bán nhằm mục đích cầu phước lành cho gia chủ. Vị trí thích hợp nhất cho tượng Thần tài đó là đối diện với cửa trước. Dù bức tượng lớn hay nhỏ, nó đều có ảnh hưởng đáng kể đối với tiền tài của gia đình bạn.
Nơi đặt bàn thờ thần tài
– Hướng đặt Thần tài, bàn thờ tốt nhất nên quay về hướng tốt so với tuổi của chủ nhà và cần quan tâm thêm đến trạch khí của ngôi nhà cũng như bố cục của phòng ốc để có lựa chọn tối phù hợp nhất.
– Nhiều trường hợp, bàn thờ thần tài vẫn có thể xoay chéo 45 độ so với tường. Khi đó, phía sau lưng cần có bức vách che góc nhọn của tường hoặc những đồ trang trí như lọ lộc bình… để làm vững lưng ban thờ.
– Sau khi xác định được rõ ràng tọa hướng, dùng la bàn xác định xem nhà ở thuộc trạch nào, rồi đặt ban thờ ở phương vị xấu, hướng nào phương vị tốt nhất. Theo đó mới là cách đặt ban thờ chính xác nhất.