Dùng chất tẩy rửa mạnh
Sử dụng chất tẩy rửa mạnh (thuốc tẩy, hóa chất, xăng, dầu…) hay bàn chải để vệ sinh tủ có thể dễ làm phai, xước màu sơn tủ lạnh và khiến nhiều khí độc tràn vào tủ.
Nhiều người suy nghĩ dùng chất tẩy mạnh giúp đánh bật vết bẩn nhanh hơn, sạch lâu. Tuy nhiên, đây là một cách nghĩ hoàn toàn sai lầm khi bạn vệ sinh tủ lạnh bằng các chất độc hại.
Thực phẩm như rau, củ, thịt,… sẽ bị nhiễm khuẩn, những chất này còn sót lại trong tủ lạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Bạn nên lau chùi bên trong tủ lạnh bằng mút xốp. Nếu không muốn dùng xà phòng hoặc ghét mùi của các chất tẩy rửa hóa học, bạn có thể chọn giải pháp tự nhiên.
Cho ngăn kéo, kệ đựng vào máy rửa chén để làm sạch
Chùi rửa ngăn kéo, kệ đựng,… bằng tay, không đặt trong máy rửa chén. Dùng xà phòng và mút xốp để tạo bọt, vệ sinh nhẹ nhàng. Tuyệt đối không sử dụng nước nóng để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm nứt bề mặt.
Dùng nước nóng
Sử dụng nước nóng để làm sạch tủ lạnh là sai lầm bạn nên tránh. Bạn nghĩ nước nóng sẽ giúp tủ sạch, sáng bóng hơn? Ngược lại, cách làm này sẽ khiến tủ dễ bị nứt vỡ, các ngăn kệ bị biến dạng. Tủ lạnh sẽ không mới, dễ bị bong tróc bên trong và ảnh hưởng đến khí lạnh của tủ.
Bạn nên chùi rửa ngăn kéo, kệ đựng,… bằng tay, không đặt trong máy rửa chén. Dùng xà phòng và mút xốp để tạo bọt, vệ sinh nhẹ nhàng. Tuyệt đối không sử dụng nước nóng để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm nứt bề mặt.
Không vệ sinh khu vực cánh cửa của tủ lạnh
Đừng quên vệ sinh khu vực cánh cửa của tủ lạnh. Đây là nơi bạn thường xuyên sử dụng để đựng trứng, thức ăn thừa. Vì thế hãy lau chùi cẩn thận và chú ý các kẽ bám.
Sử dụng nhiều nước
Dùng nước quá nhiều khi vệ sinh tủ lạnh là sai lầm tiếp theo bạn nên tránh. Khi bạn dọn dẹp tủ, làm sạch nhưng để tủ lạnh quá ướt nước sẽ khiến hơi ẩm bị ảnh hưởng. Tủ dễ bị hư hỏng vì nước bị rỉ vào bên trong hệ thống thông gió, làm lạnh của tủ. Đồng thời, điều này khiến chất lỏng lan vào các bộ phận điện và gây giật.