2017-04-03 16:25:00
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"khuan":"khu\u1ea9n","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe","tiem-ngua":"ti\u00eam ng\u1eeba","vi-khuan-phe-cau":"vi khu\u1ea9n ph\u1ebf c\u1ea7u"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzA0LzAzLzEtMTYzOS1waHVudXRvZGF5LTE2NTAyMGJvLW1lLWJpZXQtZ2ktdmUtcGhlLWNhdS1raHVhbi5qcGc=.webp

Bố mẹ biết gì về Phế cầu khuẩn?

Viêm phổi, viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết… là những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể là do vi khuẩn hoặc siêu vi, trong đó vi khuẩn phế cầu, tên khoa học Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae) cũng là vi khuẩn gây nên.

Viêm phổi, viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết… là những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể là do vi khuẩn hoặc siêu vi, trong đó vi khuẩn phế cầu, tên khoa học Streptococcus pneumoniae (S. pneumoniae) cũng là vi khuẩn gây nên. Nhưng liệu các bậc phụ huynh có con nhỏ trong độ tuổi này đã hiểu biết đúng về loại phế cầu khuẩn nguy hiểm này chưa?

Nhiều bố mẹ vẫn chủ quan vì “con chỉ bị cảm”

Thời tiết giao mùa cùng sức đề kháng kém là những nguyên nhân khiến trẻ rất dễ mắc những căn bệnh do phế cầu khuẩn gây ra. Thường những căn bệnh do phế cầu khuẩn gây ra rất khó phát hiện do những triệu chứng tương tự như cảm thông thường. Với trẻ nhỏ sẽ có một số biểu hiện như trẻ khóc đêm thường xuyên và bỏ bú kéo dài. Với bé lớn, triệu chứng thường là đau đầu, nôn ói, ho nhiều, ớn lạnh, sốt cao, vã mồ hôi, thở nhanh, đau ngực, đau cơ, ho ra đờm.

Như trường hợp của chị Vân Phương (Q. Thủ Đức, TP.HCM), chị cho hay: “Ban đầu thấy con gái bị sốt, tôi cứ tưởng bé bị cảm ho thông thường nên cho bé uống thuốc hạ sốt và siro ho có sẵn trong tủ thuốc gia đình. Đến ngày thứ 3 mà bé vẫn không hết sốt nên tôi đưa bé vào bệnh viện. Bác sĩ cũng kê toa cho bé nhưng 2 ngày sau, bé vẫn sốt nên tôi lại đưa bé đến bệnh viện. Lúc này, bệnh viện giữ lại để làm xét nghiệm. Sau một ngày làm tất cả các xét nghiệm và uống kháng sinh thì bác sĩ cho hay bé bị viêm phổi. Bệnh trở nặng và bé phải nằm lại viện điều trị hơn 1 tuần”.

Có thể thấy còn rất nhiều phụ huynh có thói quen tự mua thuốc cho trẻ, chỉ đến khi bệnh trở nặng thì mới đưa trẻ đến bệnh viện


Hiểu chưa đủ, biết chưa sâu

Khi được hỏi về vi khuẩn phế cầu, chị Lê Thị Mỹ Giang (Q,7, TP.HCM) và chị Phạm Hương (Q. 10, TP.HCM) đều có cùng câu trả lời là mới nghe qua loại khuẩn này lần đầu tiên. Còn khi hỏi về các loại bệnh như viêm màng não, viêm phổi hay nhiễm trùng máu thì cả hai cũng cùng cho biết là đã từng nghe qua nhưng chỉ lưu ý đến viêm phổi vì báo chí có nhắc đến nhiều và chỉ biết vệ sinh tai cho trẻ để tránh viêm tai giữa chứ không hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách phòng bệnh.

1

 Hãy chủ động tìm hiểu về các loại bệnh và vắc-xin phòng ngừa để bảo vệ con

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh có con dưới 5 tuổi khi được hỏi về quá trình tiêm ngừa cho trẻ đều khẳng định trẻ đã được tiêm ngừa đầy đủ. Nhưng khi được hỏi chính xác hơn về tiêm ngừa vi khuẩn phế cầu thì đa số đều không rõ đã cho con tiêm rồi hay chưa như trường hợp của chị Nguyễn Ngọc Duyên (Q.Gò Vấp, TP.HCM); Trần Thị Dạ Trúc (Đà Lạt, Lâm Đồng); Nguyễn Như Anh (Q.3. TP.HCM).

Các chị chỉ biết con đã được tiêm ngừa viêm màng não nhưng không biết có phải đó là tiêm ngừa vi khuẩn phế cầu hay không (viêm màng não có nhiều nguyên nhân gây bệnh, vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn Hib, .v.v.) 

Sự thiếu sót này một phần phụ huynh chưa được tiếp cận nhiều thông tin về vi khuẩn phế cầu; mặt khác, khi tiêm ngừa, phụ huynh không được bác sĩ tư vấn cũng như giải thích cặn kẽ về các mũi tiêm.

Hãy bảo vệ trẻ ngay từ sớm

Phụ huynh có con nhỏ nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin về các loại vắc-xin đã có mặt tại Việt Nam bên cạnh các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng quốc gia.

Hiện nay trên thế giới đã có vắc-xin thế hệ mới giúp ngăn ngừa phế cầu khuẩn. Vắc-xin này đã được nghiên cứu, phát triển và kiểm nghiệm lâm sàng trong vòng 15 năm, được cấp phép sử dụng ở 120 quốc gia như Mỹ, Canada và 1 số nước tại khu vực châu Á, châu Đại Dương, bờ Thái Bình Dương và được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng tại nhiều nơi trên thế giới.

2

 Tiêm ngừa là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ trẻ từ sớm

Cùng với việc tiêm vắc-xin phòng bệnh, theo các chuyên gia bệnh truyền nhiễm, giữ ấm cơ thể cho trẻ trong mùa mưa và mùa lạnh, cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu đời, giữ vệ sinh môi trường sinh hoạt và giữ vệ sinh cơ thể trẻ cũng là một những cách có thể làm giảm được nguy cơ mắc các bệnh do phế cầu khuẩn gây nên. 

Gặp bác sĩ để tư vấn về tiêm ngừa và truy cập website www.tiemngua.com để biết thêm thông tin và cách phòng ngừa các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra.

Chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng được thực hiện bởi Hội Y học Dự phòng và VPĐD GSK Pte Ltd tại TP Hồ Chí Minh.  

Bài viết mới nhất

Trần Cao Cẩm Tiên: Cô gái văn võ song toàn của làng Taekwondo Việt Nam

Trần Cao Cẩm Tiên là một trong những gương mặt nổi bật của làng Taekwondo Việt Nam, nữ võ sĩ không...

Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam Kỳ Duyên – Viên ngọc quý càng mài càng sáng

Vào tháng 9 năm 2024, Việt Nam chứng kiến một sự kiện nhan sắc đầy ấn tượng - cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ...

Khán giả đắm chìm trong tiếng vang của mẹ thiên nhiên tại Voice of Nature 2024

Chương trình hòa nhạc Voice Of Nature “Kể chuyện thiên nhiên bằng âm nhạc” diễn ra tại Nhạc Viện TPHCM trong 2 đêm 14...

“Khi tốc độ và xa hoa hội tụ”: Khoảnh khắc hàng chục chiếc siêu xe Gumball 3000 hướng đến Đông Nam Á.

Trưa ngày 15/09, hàng chục chiếc siêu xe đã lăn bánh trên đường phố Sài Gòn, TP.HCM, đánh dấu sự khởi đầu của hành...

Gumball 3000: Dàn siêu xe khủng và sự góp mặt của rapper Binz

Sáng ngày 15/09, rapper Binz, một trong những nghệ sĩ nổi bật của làng nhạc rap Việt Nam, chính thức có mặt tại Gumball...