Thờ cúng là gì?
Việt Nam là một dân tộc giàu tình cảm, trọng lễ nghĩa, sống hướng nội, thường giải quyết các vấn đề theo cảm tính hơn lý trí. Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là một trong những đức tính đáng trân trọng của dân tộc Việt.
Người Việt có khuynh hướng nhìn lại quá khứ và nuối tiếc dĩ vãng nhiều hơn hướng đến tương lai như người phương Tây. Vì thế người Việt thường lưu giữ mãi những tình cảm thương tiếc đối với ông bà cha mẹ quá cố. Tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời trên căn bản này và được đa số người Việt xem gần như một tôn giáo, gọi là đạo Thờ cúng Ông Bà.
Việc thờ cúng người mất bắt đầu từ lúc có đám tang, sau đám tang là tuần thất, tiếp đến là đám giỗ. Trong đó đám giỗ là kéo dài nhất, thường là 5 đời đống giỗ: kể từ người đang là thời cúng kéo theo 4 đời sau nữa gọi là “Cao tằng tổ phụ”, phụ là ông nội của người đang cúng. Sau 5 đời tống giỗ trở thành tổ yên và chúng ta chỉ cúng vào dịp tết Nguyên Đán.
Thờ cúng người mất rất quan trọng?
Người Việt luôn quan niệm “dương sao âm vậy”, nghĩa là đời sống trên thế gian như nào thì khi mất đi họ cũng sống như thế. Do đó mới có hủ tục đốt giấy tiền vàng mã để cho người chết được hưởng mà sử dụng ở suối vàng.
Họ còn cho rằng sẽ tồn tại một thế giới bên kia dành cho người chết, mà thế giới đó có nét giống với thế giới của người sống. Nhiều người thấy chiêm bao có những hình ảnh quen thuộc của người đã khuất như vẫn mặc bộ quần áo đó, đội nón đó,…
Nhưng chúng ta cũng nên hiểu, chiêm bao là ký ức của quá khứ chứ không phải thực tại vì họ có thể đã tái sinh và mang hình thái khác nên đâu phải họ mang hình dáng đó về thăm lại chúng ta.
Cúng thời để tỏ lòng báo ân đối với những người tiền bối, những người cha, người mẹ, ông bà đã hi sinh, đã để lại gia nghiệp và hình hài vóc dáng này cho chúng ta. Và nếu chúng ta không có đạo lý này thì chúng ta chẳng phải là con người.
Có người thắc mắc rằng người chết có cúng họ ăn được không mà làm điều đó?
Đây là câu mà người ngoại đạo hay hỏi với người đạo Phật hay người ngoài muốn hỏi về truyền thống đạo lý của người Việt Nam.
Đối với người Việt Nam, cúng người mất có ăn hay không không phải là chuyện quan trọng, nhưng quan trọng thể hiện đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”, “ Ăn trái nhớ kẻ trồng cây” của người Việt. Như vậy một con người thể hiện đạo lý là một con người còn đạo đức, còn đủ phẩm chất của một con người đáng quý, đáng tôn trọng. Và trong quan điểm của Phật giáo vẫn đề cập đến việc cúng kiến cho chúng sanh nào được thọ hưởng, cơ bản là chúng sanh trong ngạ quỷ.