Cách trị cảm cúm tại nhà
Cách dùng: Cho thuốc vào nồi đổ khoảng 600ml nước, đun sôi khoảng 20 – 30 phút còn khoảng 200ml. Uống khi thuốc còn ấm, sắc uống ngày 3 lần, trước khi ăn. Sau uống 30 phút nên ăn bát cháo hành nóng. Người mới bị cúm, hắt hơi, sổ mũi chỉ cần 1 – 2 thang, đun cấp tập uống trong ngày là khỏi, người bị ho nhiều 3 – 5 thang là chuyển.
Các vị thuốc trong bài hầu hết đều có dược tính sát khuẩn đường hô hấp cao không độc, dễ kiếm dễ tìm và có thể mua ở các cửa hàng thuốc Đông y.
Trần bì (vỏ quýt): Vị đắng cay, tính khoan khoái, không độc, khoan trung, tiêu đờm dãi, ích dạ dày, mạnh tì, trừ uất nhiệt. Kinh nghiệm dân gianthường lấy quýt với hoa hồng bạch, thêm tí mật ong hấp cơm cho trẻ em bị ho uống. Nếu mụn nhọt, chạm thương trầy xước, ta bóp cho tinh dầu vỏ quýt, chanh, bưởi xịt vào vết thương cũng có tác dụng sát khuẩn, lên da non nhanh.
Thanh bì (vỏ quýt xanh): Vị cay đắng, khí thơm, tính bình hòa, khai uất, chế được thấp, trị được đau, hành được khí vào tạng gan giúp gan thực hiện tốt các phản ứng hóa sinh trong cơ thể.
Chỉ xác (quả chấp): Vị đắng, tính bình, không độc, long đờm, hạ khí, thanh phế, làm đỡ đau, phá hòn cục. Chỉ xác còn có tác dụng sát khuẩn đường ruột, trừ bệnh lỵ. Khi dùng bỏ ruột, xắt lát sao.
Cát cánh và cam thảo: Là hai vị thuốc trị ho, long đờm mà mọi người thường quen dùng. Cam thảo còn là vị sứ dẫn thuốc tới các kinh lạc.
Sinh khương (gừng sống): Vị cay, tính ấm, thông khí, mở 9 khiếu, khởi thần, trừ tà khí, là vị thuốc kích thích tiêu hóa giúp ăn uống được ngon miệng, tăng cường sức khỏe.
Trị cảm cúm cho bà bầu
Tỏi
Tỏi là phương thuốc chữa cảm cúm hàng đầu được khuyên dùng vì sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng. Để điều trị cảm cúm bằng tỏi bạn chỉ cần giã tỏi cho nát và ngửi nhiều lần. Đây là một biện pháp xông mũi họng rất đơn giản, lành tính nhưng rất hiệu quả. Bên cạnh đó tỏi cũng được xác định là rất giàu vitamin và các khoáng chất, rất tốt cho bà bầu. Nếu muốn tác dụngnhanh hơn, bạn có thể giã tỏi uống với nước. Nếu không quen ăn tỏi sống, bạn có thể ăn giấm tỏi để phòng chống cúm.
Bưởi
Vỏ ngoài của bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụngtrị ho, giải cảm rất tốt. Lá bưởi có thể kết hợp cùng các loại lá xông trị cảm, đau đầu.
Bài thuốc: Lấy một nắm lá bưởi tươi rửa sạch, kết hợp cùng một số loại lá có tinh dầu thơm như lá chanh, lá sả, hương nhu. Cho tất cả các loại lá đó vào nồi, cho nước vào nấu sủi. Sau đó, dùng nước để xông.