2017-11-19 07:45:38
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"2-tay":"2 tay","2-toa":"2 toa","bat-ca":"b\u1eaft c\u00e1","thuyet-doi":"thuy\u1ec7t \u0111\u1ed1i","uong-thuoc":"u\u1ed1ng thu\u1ed1c"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE3LzExLzE5LzEtMDc0NC5qcGc.webp

Tuyệt đối không uống thuốc kiểu “bắt cá 2 tay”

Cô ruột của tôi mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường và hễ nghe ở đâu có bác sĩ giỏi là vội tìm đến, có khi uống thuốc cùng lúc 2 toa “cho yên tâm”…
1

Ảnh minh họa. 

Cô ruột tôi năm nay đã hơn 60, bị cao huyết áp, tiểu đường. Từ khi chẩn đoán ra bệnh, cô rất sợ nên rất chăm đi khám bệnh.

Nhiều khi đang dùng toa thuốc này lại bỏ ngang, đi khám bác sĩ khác nghe rằng tốt hơn, cô bắt đầu uống sang toa thuốc khác. Có lần cô tôi vừa uống thuốc Đông y vừa Tây y cho bệnh tiểu đường và không biết có phải vì vậy mà tụt đường huyết hay không, may là xử lý kịp.

Một trong 2 bác sĩ biết chuyện, nửa đùa nửa thật bảo rằng “tôi và ông ấy, cô chỉ được chọn một”. Nhưng cô cho rằng bác sĩ này muốn gom bệnh nhân về phía mình nên không nghe.

Tôi muốn hỏi nếu uống thuốc theo cách cô tôi (2 toa cùng lúc, hay bỏ ngang toa) thì có hại gì về lâu dài không?

(Trần Thị Mỹ Phương, 29 tuổi, quận Tân Bình, TP HCM)


Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM):

Chào chị, bệnh tăng huyết áp và tiểu đường là các bệnh lý mạn tính thường gặp ở người cao tuổi như cô của chị.

Hiện nay, với sự phát triển của y học, đã có nhiều nhóm thuốc giúp kiểm soát tốt huyết áp và đường huyết, qua đó cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân và giúp giảm các biến chứng của bệnh, kéo dài cuộc sống.

Điều trị các bệnh mạn tính này cần dùng thuốc liên tục, lâu dài, theo dõi qua các xét nghiệm; đồng thời điều chỉnh lối sống, có chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý.

Cô của chị có ý thức trị bệnh là điều tốt nhưng lo lắng thái quá dẫn đến việc kiểm soát bệnh không đúng cách thì đúng là không nên.

Với cả hai căn bệnh tiểu đường và cao huyết áp, cô của chị cần được theo dõi và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa và phải cung cấp cho bác sĩ đang điều trị bệnh này toa thuốc bệnh kia để họ tiện theo dõi và kê đơn phù hợp, tránh các tác dụng hiệp đồng bất lợi giữa các thuốc.

 Việc uống cùng lúc hai toa của hai bác sĩ khác nhau để điều trị cùng một bệnh là rất nguy hiểm, tuyệt đối không nên vì khi đó tác dụng hiệp đồng bất lợi càng khó lường.

Ngoài ra, cô của chị cũng cần chọn cho mình một phương án điều trị ổn định và lâu dài. Về mặt y khoa, nay uống toa thuốc này, mai lại bỏ dở để sang toa thuốc kia không tốt cho sức khỏe và việc điều trị, có thể dẫn đến các tác dụng phụ khó chịu.

Bài viết mới nhất

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...

Miss International 2024 Thanh Thủy chia sẻ bí kíp để chị em có nhan sắc xinh như hoa hậu

Miss International 2024 Huỳnh Trần Thanh Thủy chia sẻ rằng, ngoài việc ăn 3 bữa 1 ngày, cô còn có bí kíp để nhan...