Bài thuốc trị viêm phổi từ dân gian
Sữa nghệ
Các đặc tính dược phẩm có trong nghệ giúp loại bỏ chất nhờn ra khỏi phổi. Nó cũng làm dịu chứng viêm và giúp chống lại nhiễm trùng. Sử dụng sữa nghệ sẽ giúp bạn chống lại bệnh viêm phổi một cách hiệu quả.
Nguyên liệu:
– 1 ly sữa ấm
– Nửa muỗng cà phê bột nghê
– ¼ muỗng cà phê bột tiêu đen
Cách làm:
– Trộn bột nghệ và bột điêu đen vào sữa ấm rồi chỉ việc uống.
Trà gừng
Gừng không chỉ là một loại gia vị quen thuộc mà còn là một vị thuốc tuyệt vời được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có bệnh viêm phổi. Gừng có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm và giảm ho. Bên cạnh đó, nó còn có chứa hoạt chất cineol có tác dụng tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh.
Nguyên liệu:
– 1 cm củ gừng
– 1 quả chanh
– Một thìa cà phê mật ong
– Một chén nước
Cách làm:
– Nạo gừng thành bột, sau đó cho một chén nước vào rồi đun sôi
– Sau khi đun sôi bột gừng thì lọc lấy nguyên phần nước
– Trộn nước gừng vừa lọc được với nước cốt chanh
– Cho mật ong vào hỗn hợp, khuấy đều rồi uống
Lá húng quế và quế
Được biết đến không chỉ là một loại rau gia vị đặc trưng trong ẩm thực, húng quế còn được coi là vị thuốc quý. Theo Đông y, húng quế giúp loại bỏ đờm từ ống phế quản và giảm triệu chứng viêm. Húng quế có khả năng sát trùng, diệt vi khuẩn, kháng khuẩn mạnh nên mỗi ngày bạn uống hỗn hợp 2 lần, sẽ cải thiện đáng kể cho căn bệnh viêm phổi bạn đang mắc phải.
Trong khi đó, các đặc tính tốt trong quế có thể giúp chống lại virus truyền bệnh và giảm nhiễm trùng. Việc kết hợp húng quế và quế chắc chắn sẽ tạo thành một bài thuốc tuyệt vời giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm phổi.
Nguyên liệu:
– 3 đến 4 lá húng quế
– 2,5 cm mảnh quế
– 2 chén nước
Cách làm:
– Đun sôi 2 chén nước
– Cho thêm lá húng quế và mảnh quế vào nồi nước đang đun rồi tiếp tục đun sôi một lúc nữa
– Lọc lấy nước rồi uống. Bạn có thể cho thêm một muỗng cà phê mật ông cho thêm hương vị.
Làm thế nào để biết trẻ viêm phổi nặng cần phải nhập viện?
• Khi Viêm phổi diễn tiến thành nặng, phổi sẽ ngày càng mất tính mềm mại có thể trở nên đặc cứng làm trẻ phải gắng sức nhiều để thở. Khi đó các cơ hô hấp, đặc biệt là cơ hoành – một loại cơ hô hấp ngăn đôi ngực và bụng phải tăng cường co bóp để bù đắp. Khi đó phần dưới lồng ngực của trẻ sẽ bị cơ này kéo lõm vào khi trẻ hít vào. Như vậy khi trẻ có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực thì bệnh viêm phổi đã nặng, cần nhập viện ngay để điều trị.
• Để nhận ra chính xác dấu hiệu này, chúng ta cần vén áo trẻ cao lên để thấy rõ vùng ngực và bụng trẻ, quan sát khi trẻ nằm yên, không bú, không khóc.
Đâu là các dấu hiệu nguy hiểm cho biết bệnh của trẻ đã tới mức cần phải đi bệnh viện ngay lập tức?
Là các dấu hiệu cho biết trẻ đang trong tình trạng nguy kịch, tính mạng đang bị đe dọa, cần phải đưa trẻ đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để còn có thể cứu sống được trẻ. Những dấu hiệu này không chỉ có trong bệnh viêm phổi mà còn có thể có trong nhiều loại bệnh nặng khác cũng cần được cấp cứu kịp thời.
• Ở trẻ dưới 2 tháng, đó là bỏ bú hoặc bú kém, co giật, trẻ ngủ li bì – khó đánh thức trẻ dậy, sốt hoặc lạnh, thở khò khè.
• Ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi, đó là: trẻ không thể uống được gì cả, co giật, ngủ li bì – khó đánh thức, thở có tiếng rít, suy dinh dưỡng nặng.