Hẹp bao quy đầu: da của dương vật thường rất mỏng, da ở phần đầu gấp ngược vào trong tạo thành hai lớp nên được gọi là bao quy đầu. Nếu miệng bao quy đầu hẹp, nó sẽ ôm chặt lấy đầu dương vật, gọi là chứng hẹp bao quy đầu. Trẻ sơ sinh có hiện tượng này gọi là hẹp bao quy đầu bẩm sinh.
Còn có loại hẹp bao quy đầu sau khi sinh, do bị viêm nhiễm bao quy đầu, miệng bao quy đầu co rút gây nên.
Ẩn dương vật: do lớp mỡ ở xương mu quá nhiều, da dương vật lại thiếu làm cho dương vật thụt vào trong lớp da ở xương mu.
Dương vật đổi chỗ: do âm nang phát triển đến phía trước dương vật làm cho dương vật tụt ra phía sau, do có kèm các triệu chứng dị dạng khác nên bệnh nhân thường không sống được. Một số trường hợp dương vật đổi chỗ có kèm nứt niệu đạo dưới.
Xoay dương vật: từ kết cấu giải phẫu của dương vật có thể biết dương vật do thể hang và thể xốp tạo thành, nếu thể xốp, dương vật phát triển không cân đối sẽ làm xoay dương vật, mức độ xoay phụ thuộc vào sự cân bằng của thể xốp.
Dương vật có màng: có một dải da mỏng chạy từ âm nang đến bụng dương vật tạo nên lớp màng nối như ở chân vịt.
Lặp dương vật: bao gồm dương vật phân nhánh và dương vật lặp lại, nhưng chủ yếu là dương vật phân nhánh.
Không có dương vật: bẩm sinh dương vật không phát triển, miệng niệu đạo ở hội âm hoặc cạnh hậu môn, thậm chí ngay trong trực tràng, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm.
Dương vật phì đại: người trưởng thành dương vật dài khoảng 7 – 10cm, khi cương lên có thể gấp đôi, nhưng ở bệnh nhân này có thể còn to hơn nhiều. Thường gặp ở những người phát dục sớm, những người mắc hội chứng Down, cường chức năng tuyến yên và cường chức năng tuyến thượng thận.
Dương vật nhỏ: trẻ sơ sinh có dương vật dài khoảng 3,5 – 5cm, trong khi đó dương vật nhỏ thường không đến 1cm. Đến khi trưởng thành, dương vật trông có vẻ như của trẻ con.
Dương vật cong bẩm sinh: do thể hang dương vật ngắn làm cho dương vật cong.
Tóm lại, khi thấy “cậu bé” khác thường, cần sớm khám tại khoa ngoại nhi để chữa trị sớm, không nên coi thường bỏ qua.