Không phải loại thực phẩm nào cũng có lợi hoàn toàn, kể cả những loại được cho là rất tốt đối với sức khỏe nhưng cơ thể bạn có thể không hấp thụ được nhiều vitamin cũng như các chất dinh dưỡng khác như bạn vẫn nghĩ.
Chúng tôi đã nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe được xếp theo mỗi nhóm.
Nhóm rau:
Rau củ đóng hộp
Các loại rau củ đóng hộp thường có ít dưỡng chất, hàm lượng chất xơ thấp và chứa nhiều Natri. Nếu thường xuyên sử dụng rau củ đóng hộp các món ăn sẽ bị giảm giá trị dinh dưỡng.
Thay vào đó, bạn hãy sử dụng rau củ đông lạnh, chúng vẫn rất tươi ngon và tốt cho sức khỏe bởi chúng được làm đông ngay sau khi thu hoạch.
Rau củ đông lạnh không chứa lượng Natri thừa, vì thế bạn hoàn toàn có thể chế biến các món ăn và để phần còn lại vào ngăn đá tủ lạnh.
Hơn nữa, hiện nay các loại rau củ đông lạnh được đóng trong loại túi có thể cho vào lò vi sóng, rất tiện lợi và nhanh chóng cho mỗi bữa ăn.
Các loại rau củ có hàm lượng tinh bột cao
Ngô, đậu Hà Lan, khoai tây, khoai lang và bí ngô là những loại củ chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ thấp. Chúng còn chứa lượng calo cao gấp 2 đến 3 lần so với các loại rau củ thông thường.
Một nghiên cứu mới đây của Đại học Harvard (Mỹ) đã chỉ ra rằng, các loại rau xanh và các loại rau thuộc họ cải có tác dụng giảm cân hiệu quả hơn nhiều so với khoai tây hay đậu Hà Lan.
Nhóm đậu:
Đậu nướng đóng hộp
Không như đậu đỏ hay đậu trắng (đậu navy) đóng hộp, các loại đậu nướng đóng hộp chứa đến 3 thìa cafe đường trong mỗi phần ăn.
Bạn hãy loại bỏ đường và muối trong đó bằng cách rửa và để ráo nước đậu, sau đó dùng kèm với sốt cà chua và một chút sốt BBQ để hương vị hấp dẫn hơn.
Nhóm hoa quả:
Các loại nước trái cây đã qua chế biến
Thường được quảng cáo là “nước ép nguyên chất 100%”, thế nhưng bảng thành phần dinh dưỡng của chúng lại cho thấy điều ngược lại. Những loại nước này chứa hàm lượng đường cao, calo rỗng và các chất làm ngọt nhân tạo.
Một số nhãn hiệu tạo ngọt bằng các chất làm ngọt nhân tạo để giảm bớt lượng đường ghi trên bảng thành phần, điều này khiến bạn cảm thấy thèm ăn đồ ngọt, mặn và các loại đồ ăn chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe.
Trái cây đóng hộp và trái cây sấy khô
Trái cây đều có chất ngọt tự nhiên vì thế không cần đến bất cứ một loại đường hay chất tạo ngọt thường thấy ở các loại trái cây đóng hộp, chúng chỉ làm tăng lượng calo chứ không có công dụng gì.
Trái cây sấy khô cũng như vậy. Thay vì “nhâm nhi” nho khô thì bạn hãy thưởng thức những quả nho tươi, bởi nho khô chứa nhiều calo hơn”.
Nhóm ngũ cốc:
Bánh mì trắng và pasta (mỳ Ý)
Ngũ cốc tinh chế, bao gồm bánh mì trắng, mỳ Ý, cơm tẻ, bánh quy là những loại thực phẩm cần tránh. Các loại này đều có chỉ số đường huyết cao, khi hấp thụ vào sẽ làm lượng đường trong máu nhanh chóng.
Hãy cân nhắc chọn mua những loại ngũ cốc trên bao bì có ghi rõ “ngũ cốc nguyên hạt” và đọc kĩ bảng thành phần dinh dưỡng, tránh các loại làm từ lúa mì bởi đó chính là ngũ cốc tinh chế.
Ngũ cốc có đường
Một tô lớn ngũ cốc có đường có thể chứa lượng đường tương đương với một thanh kẹo. Bạn nên tránh các loại ngũ cốc chứa lượng đường lớn hơn 12g trong mỗi phần ăn.
Nếu bạn muốn ăn các loại ngũ cốc có đường, hãy thử trộn chúng với ngũ cốc ít đường theo tỉ lệ 1:1.
Nhóm protein:
Thịt đỏ
Có lẽ, ngày càng có nhiều người không ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu bởi chúng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa, thường xuyên ăn thịt đỏ có thể mắc các bệnh về tim hoặc tiểu đường tuýp 2.
Các loại thịt đã qua chế biến
Các loại thịt đã qua chế biến như thịt hun khói, xúc xích, bánh mì kẹp xúc xích đều chứa rất nhiều Natri, chất bảo quản và chất béo không bão hòa.
Thi thoảng bạn có thể thưởng thức một chiếc hot dog hay xúc xích, nhưng ăn thường xuyên các loại thịt này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư đại tràng.
Nhóm thực phẩm làm từ sữa:
Sữa chua có vị
Ăn sữa chua có vị vào bữa sáng sẽ khiến bạn nhanh đói hơn. Không nên dùng các loại sữa chua uống bởi chúng chứa khá nhiều calo và đường.
Các loại phô mai đóng hộp công nghiệp hoặc đã qua chế biến
Các loại phô mai này có hàm lượng Natri cao. Một chiếc bánh sandwich phô mai thông thường có đến 700mg Natri.
Nhóm chất béo:
Trans fat (chất béo chuyển hóa)
Trans fat có trong các loại đồ chiên rán, đồ nướng và snack đã qua chế biến, hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn.
Trans fat được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm bởi giá thành rẻ, duy trì tốt màu sắc và hương vị cho thức ăn nhưng chúng rất có hại cho sức khỏe, gây nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.