Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề trên thì một trong những nguyên nhân có thể nghĩ đến chính là bộ chăn ga, gối đệm mà bạn vẫn đầu ấp tay gối hàng ngày.
Một trong những ổ vi khuẩn ít ai ngờ tới đó chính là chăn ga, gối nệm mà chúng ta vẫn “ôm ấp” hằng ngày. Đa số mọi người ít có thói quen thay hoặc giặt giũ gối, chăn thường xuyên vì cho rằng điều đó không cần thiết. Nhưng có lẽ bạn sẽ giật mình khi biết được, theo thống kê, chăn gối sau 1 tháng sử dụng nếu chưa giặt sẽ chứa tới 5 triệu vi khuẩn/cm2.
2 loại vi khuẩn thường xuất hiện trên giường ngủ đó là vi khuẩn E. coli và Staphylococus aureus, nếu đạt đến mật độ cao có khả năng gây ra các bệnh về da như dị ứng, ghẻ, hắc lào, mẩn ngứa…
Số vi khuẩn này có thể đến từ mồ hôi, các chất bài tiết qua da, tế bào chết, vi khuẩn từ da, tóc… Ngoài ra, các bào tử vi sinh vật tồn tại trong không khí cũng dễ thâm nhập vào các sợi bông của chăn ga, gối nệm và được giữ lại đó.
Nếu đợi đến khi chúng quá bẩn mới chịu giặt hoặc thay mới thì cứ thế, vô tình hằng ngày chúng ta sống chung với vi khuẩn, kết cục là dù có cố gắng chăm sóc sức khỏe đi nữa thì bệnh vặt hay tình trạng dị ứng da vẫn có cơ hội xuất hiện.
Cách khắc phục tình trạng “ổ vi khuẩn tại gia”
Việc da tiếp xúc với vi khuẩn có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng và suy giảm hệ miễn dịch, mụn, kích ứng. Chính vì thế, đừng nên “ngó lơ” với việc dọn dẹp ổ vi khuẩn từ mến gối, hãy tiêu diệt chúng ngay hôm nay bằng các cách sau:
Không để tóc ướt kê gối vì nước còn đọng lại trên tóc sẽ thấm vào gối tạo môi trường ẩm thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Khi đó, cả mắt, mũi và miệng của bạn đều có thể bị vi khuẩn tấn công.
Ngoài ra, bạn nên thường xuyên giặt sấy chăn, ga, gối, nệm định kỳ và phơi khô ráo ngoài trời. Các tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời sẽ tiêu diệt vi khuẩn nằm sâu trong từng sợi vải. Bên cạnh đó, nệm ngủ cần có tấm lót hoặc ga để ngăn chặn vi khuẩn, bụi và mồ hôi thấm vào.