TS. Daniel Cuthbertson, đứng đầu nhóm nghiên cứu Đại học Liverpool, cảnh báo lối sống ít vận động đang bắt đầu nhanh chóng “gieo mầm bệnh tật trong tương lai”.
“Bằng vào những tiến bộ khác nhau, xã hội chúng ta đang trở nên lười vận động hơn rất nhiều. Ông bà của chúng tôi giặt giũ bằng tay, lao động thủ công, mọi người đều hoạt động thể chất. Bây giờ nhiều người trong chúng ta ngồi gõ máy tính suốt ngày – thậm chí chúng ta còn không đi ra ngoài để mua sắm.
“Việc ngồi yên một chỗ có nhiều tác động xấu đến sức khoẻ mà nếu kéo dài có thể gây hại”.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 45 người với tuổi trung bình là 36 không thường xuyên tập thể dục tích cực như chạy bộ hoặc đến phòng tập thể dục nhưng tất cả đều đi bộ ít nhất 10.000 bước mỗi ngày trong cuộc sống hàng ngày.
Các đồi tượng được yêu cầu không vận động trong hai tuần, bao gồm đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng hoặc lái xe đi làm, đi thang máy hoặc thang cuốn thay vì thang bộ, giảm số bước đi xuống còn khoảng 1.500 bước/ngày và nghỉ cuối tuần ở nhà, chủ yếu là xem TV hoặc chơi trò chơi điện tử.
Các nhà nghiên cứu kiểm tra mức độ hoạt động của những người tham gia bằng máy theo dõi đeo tay. Tất cả các đối tượng cũng được yêu cầu tuân thủ chế độ ăn uống bình thường và ghi nhật ký thực phẩm để chứng tỏ họ không thay đổi về chế độ ăn.
Sau hai tuần, các xét nghiệm cho thấy những người tham gia đã tăng mức độ mỡ và vòng eo, biểu hiện dấu hiệu mất cơ và có sức khỏe tim mạch – hô hấp thấp. Cơ thể của họ cũng giảm khả năng đáp ứng với insulin nội tiết tố – một triệu chứng có thể là tiền đề để phát triển bệnh tiểu đường.
Sau khi những người tham gia quay trở lại hoạt động bình thường trong 14 ngày, các hiệu ứng tiêu cực đã được đẩy lùi.
TS. Cuthbertson nói: “thậm chí chỉ trong hai tuần, quá trình chuyển đổi từ một con ong chăm chỉ thành củ khoai tây lười biếng đã gây ra những thay đổi khó nhận thấy mà qua nhiều tháng hoặc nhiều năm sẽ dẫn tới một số bệnh.
“Tuy những thay đổi nhỏ này sẽ không gây bệnh ngay trong hai tuần, nhưng hãy tưởng tượng điều này diễn ra trong một thời gian dài hơn, khi mà tác động tích lũy dần và có thể cộng thêm với tác động từ chế độ ăn uống đơn điệu”.
TS. Kelly Bowden Davies, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi thấy tác động này ở những người trẻ khỏe mạnh vốn có hoạt động bình thường, nên cần suy nghĩ về những gì xảy ra cho những người thường phải ngồi một chỗ suốt ngày hoặc những người già hơn 20 tuổi”.
“Mọi người thực sự đánh giá thấp những việc đơn giản như tăng số bước đi hàng ngày hoặc thay đổi lượng thời gian ngồi có thể thay đổi sức khỏe.
“Chúng ta luôn được khuyên là tập thể dục và đi đến phòng tập, nhưng nghiên cứu cho thấy những thay đổi rất nhỏ cũng có tác dụng “.
Kết quả cũng gợi ý rằng hoạt động thể chất thậm chí còn quan trọng hơn đối với những người có người thân gần gũi bị đái tháo đường týp 2.
Nghiên cứu được tài trợ bởi Diabetes UK, công bố trên tạp chí Diabetologia,