Low Carb là cách viết tắt của Low Carbohydrate. Đây là chế độ ăn kiêng cắt giảm gần như hoàn toàn đường và tinh bột trong khẩu phần ăn và không hạn chế chất đạm (thịt, đậu, trứng, …), chất béo (dầu, mỡ, bơ, …) và chất xơ. Nhưng do Carbohydrate góp phần sinh ra năng lượng sống cho cơ thể, việc cắt giảm nó liệu có ảnh hưởng tới hoạt động tập luyện thể chất hàng ngày của bạn? Có nên ăn kiêng theo chế độ này? Dưới đây là 3 điều bạn cần biết về chế độ ăn kiêng Low Carb và việc tập luyện cường độ cao trong quá trình thực hiện chế độ này.
Ăn kiêng theo chế độ Low Carb sẽ giúp cơ thể đốt cháy chất béo hiệu quả.
Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hoạt động thể dục thể thao, cho não bộ và hệ thần kinh trung ương. Khi bạn cắt giảm hoàn lượng Carbohydrate nạp vào, cơ thể bạn sẽ thiếu đi lượng đường cần thiết để sản sinh năng lượng sống.
Nếu không có Carbohydrate cần thiết, cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái Ketosis – trạng thái mà cơ thể phải đốt cháy chính những chất béo sẵn có để sinh ra năng lượng. Dường như đây là một chế độ ăn kiêng hoàn hảo và dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chế độ ăn kiêng Low Carb sẽ đồng thời sản sinh ra Ketone, một tác nhân phụ phá hỏng tế bào dự trữ chất béo. Ketone có thể dẫn tới bệnh gout, sỏi thận và suy thận.
Low Carb ảnh hưởng tới việc tập luyện thể chất như thế nào?
Những ảnh hưởng khác của sự sản sinh Ketone bao gồm buồn nôn, nhức đầu, và sự mệt mỏi. Đó là những thứ có thể cản trở thói quen tập luyện của bạn. Đó là kết quả nghiên cứu được tổng hợp từ các nghiên cứu phân tích chế độ ăn uống Low Carb, tập thể dục và sự mệt mỏi.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, việc ăn kiêng với lượng Carbohydrate thấp gây ra trạng thái Ketosis là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng tình trạng mệt mỏi ở những người thừa cân và chưa có kinh nghiệm với chế độ Low Carb.
Điều này có thể dẫn tới việc giảm ham muốn tập luyện cũng như hiệu quả đạt được. Tuy nhiên, đối với các vận động viên, các nghiên cứu chỉ ra rằng sau 2 đến 4 tuần thích ứng với Ketosis, hoạt động thể dục thể thao có thể được cải thiện.
Có nên ăn kiêng theo chế độ Low carb?
Bạn nên xác định mục tiêu ăn kiêng và tập thể dục là để tăng cường sức khoẻ và tăng cường cơ bắp. Sự hình thành Ketone trong cơ thể rất dễ dẫn tới rủi ro, đặc biệt nguy hiểm đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều đồng ý với quan điểm rằng Carbohydrate là cần thiết trong quá trình ăn kiêng để nạp đủ năng lượng cho cơ thể.
Theo Bệnh viện Mayo Clinic, Mỹ, chế độ ăn kiêng hàng ngày với lượng Carbohydrate thấp dưới 20gr có thể dẫn tới hiện tượng Ketosis. Việc tiêu thụ từ 50 đến 100gr Carbohydrate mỗi ngày sẽ giúp ngăn chặn hiện tượng này xảy ra. Cùng với đó, Hướng dẫn Chế độ ăn uống cho người Mỹ năm 2010 chỉ ra rằng lượng Carbohydrate chiếm 45-65% tổng lượng calo nạp vào cơ thể bạn. Trường Y tế công cộng Harvard khuyến cáo lựa chọn tiêu thụ Carbohydrate tốt cho sức khoẻ, ví dụ như ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, và các loại rau xanh thay vì ăn kiêng giảm cân theo chế độ không tinh bột, không chất béo (no-carb).