Những điều cần lưu ý khi thực hiện các động tác squat.
Đa số không đủ linh hoạt khi thực hiện động tác này. Cụ thể là khớp vai, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng của thanh đòn. Nếu bạn bị cứng khớp vai khi tập, hãy thử tập bài này.
Khi Squat và bạn xuống rồi không lên được là do bạn chưa đủ mạnh. Nếu không xuống thấp được (do đau) thì bạn hãy dừng ở chỗ không đau, đừng cố gắng thêm vì đó là giới hạn của bạn. Chú ý khởi động thật kỹ cơ hông sau khi tập, hôm sau có thể bạn sẽ xuống được thấp hơn đấy.
Độ sâu khi Squat
Squat sâu tới mức nào thì tốt? Bạn sẽ được trả lời là càng sâu càng tốt. Tuy nhiên không phải ai cũng làm được.
Nếu bạn đang tập cho đầu gối của mình thì hãy tập ít nhất là đùi phải song song với sàn nhà. Xương bánh chè sẽ phải chịu áp lực đè nặng rất lớn, và khi xuống song song bạn sẽ chuyển được các áp lực này sang các cơ đùi, mông và Hip flexor. Ngoài ra, nếu không xuống song song thì bạn dễ bị mất cân bằng ở chân, dễ gây ra chấn thương đầu gối.
Cách đặt chân và thanh đòn đúng
Về căn bản thì bạn càng đứng hẹp chân thì các cơ đùi trước bị áp lực càng nhiều, còn mở rộng thì cơ đùi trong, đùi sau và lưng sẽ được rèn luyện.
Cơ đùi sau sẽ chuyện từ màu cam sang đỏ theo chiểu từ phải sang trái, chỉ khi nào mà hai chân bạn chạm vào nhau thì hai mũi bàn chân mới để song song thẳng hướng trước mặt, còn lại thì bạn hãy để mũi chân hướng xéo 1 góc tuỳ ý bạn sao cho bạn thấy thoải mái khi đứng là được.
Tư thế chân có ảnh hưởng trực tiếp tới vị trí để thanh đòn, dưới đây là một số vị trí:
– Từ vị trí chân hẹp (nhỏ hơn vai): Bạn sẽ dùng tư thế Hight bả (thanh đòn đặt trực tiếp lên trên cầu vai) và bạn cần phải Squat sau hơn (ATG Squat – As to grass) còn được gọi là Olympic Squat.
– Nếu chân rộng bằng vai hoặc hơn: Bạn sẽ đặt thanh đòn thấp hơn trên cơ cầu vai để sử dụng thêm Hip Drive. Đây gọi là tư thế Power Squat. Chú ý đầu gối hướng theo hướng mũi bàn chân nhé.
Nếu muốn tập Power Squat thì bạn có thể tập Box Squat (một biến thể khác). Hãy chọn 1 cái Box/Bench mà bạn có thể ngồi với đùi song song với mặt sàn hoặc hơn 1 chút.
Có nên sử dụng ATG khi tập Power Squat không?
Nếu bạn làm được thì cứ tập thôi, nhưng đa phần là ít người làm được chuyện đó. Do Power Squat sẽ khiến cơ thể bạn ngả về trước khiến cho đùi và thân trên bị kéo căng.
Về góc độ hợp lý khi Squat thì cũng khá khó nói. Bạn có thể xem tấm hình dưới đây.
Ở bên phải là Power Squat (Low Bar), giũa là Olympic Squat (Hight Bar). Ở tư thé Hight Bar bạn có thể thấy góc cơ thể khá lớn, dễ dàng xuống thấp hơn. Nên nếu có gắng xuống thấp ở tư thế Low Bar sẽ rất dễ bị mất thăng bằng.
Một số lỗi cơ bản cần chú ý
– Không gồng lưng: Bạn bỏ phí đi một phần sức mạnh và gây sai lệch tư thế.
– Không cong lưng về phía sau: Dễ gây chấn thương lưng.
– Để đầu gối hướng vào trong khi Squat: Giảm sức mạnh của cơ mông, dễ gây chấn thương đầu gối.
– Không ngồi về sau: Dễ nhón gót, mất thăng bằng.
– Rung mông: Do xuống quá nhanh hoặc không giữ được thăng bằng, gây nguy hiểm cho lưng.
Vậy nên hãy tập từ cơ bản đến nâng cao, từ tạ nhẹ đến nặng, và nếu có thể hãy quay phim lại để xem bạn có lỗi gì, đừng chỉ nhìn qua gương.
Bạn có thể không cần phải sử dụng tới các trang phục bổ trợ như giày, đai lưng, băng gối và bộ đồ chuyên dụng. Chỉ khi nào bạn trở thành chuyện nghiệp thì mới phải cần tham khảo thêm.
Một số biến thể của squat.
1. Hack Squat: Dùng thanh đòn để sau lưng và Squat như hình.
2. Pistol Squat: Bạn sẽ Squat bằng 1 chân và có thể cầm thêm tạ trên tay.
3. Font Squat: Nửa bài đầu trong các cuộc thi cử tạ bạn thường thấy. Với động tác này có lời khuyên cho bạn là nên hướng cùi chỏ song song với mặt đất nha.
4. Zercher Squat: Như Font Squat chỉ khác là dùng khuỷu tay thay vì vai.
5. Bulgarian Split Squat: Squat bằng 1 chân và cần có khả năng thăng bằng tốt.