Người Anh chỉ mất 41 phút dành cho cả ba bữa: sáng, trưa và tối. Điều đó có nghĩa, thời gian ăn trung bình của họ là khoảng 8 phút cho bữa sáng, 13 phút 45 giây cho bữa trưa và 19 phút 27 giây cho bữa tối bằng đồ ăn nhanh. Trong khi đó, thời gian trung bình dành cho mỗi bữa chính của người Mỹ là 1 giờ 14 phút. Ăn quá nhanh hay ăn quá chậm đều dẫn đến những phản ứng hóa học không tốt cho sức khỏe.
Chúng ta có thể biện minh tốc độ ăn uống lệ thuộc vào mức độ công việc trong ngày. Tuy nhiên, điều đó sẽ trở thành thói quen xấu khiến cơ thể dễ dàng bị béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ… Tất cả những căn bệnh này đều là nguyên nhân rút ngắn tuổi thọ.
Cơ thể sẽ như thế nào khi ăn nhanh?
Khi bạn vội vã trong bữa ăn, bất kể trong khoảng thời gian nào, hệ thống tiêu hóa sẽ không thể hoạt động theo kịp. Nó không thể kích hoạt hệ thống thần kinh trong não báo hiệu bạn đã no. Cơ thể sẽ vẫn phải nạp vào lượng thức ăn quá tải và dễ bị béo phì.
Cho dù ăn bất cứ loại thực phẩm nào, dạ dày cũng cần tối thiểu 20 phút để hoạt động co bóp, tiêu hóa thức ăn và giãn ra. Vì vậy, nếu bạn ăn chậm và nhai kĩ hơn thì đồng nghĩa với việc sẽ nhanh có cảm giác no hơn.
Ăn chậm giúp dạ dày có thêm thời gian làm việc
Khi cơ thể trong tình trạng thực sự đói, bạn sẽ ăn rất nhanh và cố gắng để no càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, đây chính là thói quen dẫn đến những triệu chứng sức khỏe xấu như ợ nóng và bệnh trào ngược dạ dày thực quản do dạ dày hoạt động không theo kịp với tốc độ nạp thực phẩm vào cơ thể.
Nên ăn chậm, tối thiểu khoảng 20 phút trong mỗi bữa ăn để hệ thống tiêu hóa có đủ thời gian bắt đầu quá trình tiêu hóa thức ăn.
Ăn chậm để thưởng thức bữa ăn
Ăn chậm không chỉ là thói quen tốt để cơ thể không bị đầy hơi, ợ nóng mà còn giúp bạn cảm nhận được kết cấu, hương vị và mùi của thực phẩm tốt hơn. Tất nhiên khi đó, bữa ăn sẽ trở nên thú vị, kích thức các giác quan khác cùng hoạt động nhạy bén.
Thích ứng quy tắc ăn uống 20 phút
Thói quen ăn nhanh và ăn nhiều khó thể dễ dàng thay đổi sau một đêm. Có rất nhiều lời khuyên được các chuyên gia đưa ra giúp bạn cải thiện tình trạng ăn uống tốt cho sức khỏe. Quan trọng nhất là mỗi bữa thiểu phải diễn ra tối thiểu trong khoảng 20 phút.
1. Chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ, mất nhiều thời gian để nhai
Các chất dinh dưỡng từ rau xanh sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
Thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như rau xanh sẽ giúp bạn kéo dài thời gian ăn uổng, đơn giản là do kết cấu của các loại rau.
2. Cắn thìa/đũa khi ăn
Mẹo này có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng nó không hoàn toàn xấu như nhiều người nghĩ. Đó là một động thái nhỏ buộc bạn phải nhai chậm và thậm chí chỉ đưa được một lượng thức ăn cực nhỏ xuống dạ dày, giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa và xác định xem bạn đã no hay chưa.
3. Thử thiết lập tốc độ nhai
Nếu không nhai, nghiền thức ăn thành những miếng nhỏ, dạ dày sẽ rất khó để tiêu hóa. Do đó, hãy cố gắng thiết lập số lần nhai trong mỗi bữa ăn, có thể là 5-10 lần nhai/miếng. Một khi đã hình thành thói quen, bạn sẽ không cần phải đếm.
4. Tìm một người ăn chậm cùng tốc độ với mình
Nếu bạn có thói quen ăn chậm thì tốt nhất nên ăn cùng với những người có tốc độ ăn tương tự. Bởi khi dùng bữa với người ăn nhanh, cơ thể sẽ vô tình bị tác động tập trung vào tốc độ ăn của họ và làm theo mà quên đi việc tiêu thụ thức ăn của mình. Nên nhớ rằng, không cần phải ép buộc bản thân ăn nhanh nếu cảm thấy không thoải mái.
5. Nói chuyện với những người ăn cùng
Đây không phải thói quen xấu, nhất là đối với những người có thói quen ăn nhanh. Khi đang ăn cùng ai đó, bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện để làm chậm lại tốc độ ăn uống, giúp cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn.
6. Chia nhỏ bữa ăn
Vì sao chúng ta nên chia nhỏ bữa ăn thay vì tập trung vào ba bữa chính? Nhiều chuyên gia cho rằng, chế độ ăn thường xuyên giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng cường năng lượng và giảm cảm giác thèm ăn. Chế độ ăn lý tưởng nhất là ba bữa chính kết hợp với hai bữa ăn nhẹ, vừa giúp giảm cân lại duy trì trọng lượng cơ thể.
7. Không nên làm những việc khác khi ăn
Một trong những quy tắc quan trọng là đừng bao giờ ăn khi làm những việc khác như xem TV, trả lời email… Ngoài việc không có một bữa ăn ngon miệng, làm những việc khác trong khi ăn còn ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Hơn nữa, một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, người bị xao lãng trong quá trình ăn thường ít có cảm giác no nên những người này thường ăn gấp đôi so với những người tập trung ăn uống.
Đặc biệt, bạn nên dành khoảng 15 phút để ngồi vào bàn ăn. Hãy tập trung vào bữa ăn của mình, thưởng thức hương vị của đồ ăn và ăn thật chậm rãi để dạ dày làm việc hiệu quả hơn nhé.