Intermittent Fasting (IF) dựa trên nghiên cứu là một phương pháp không chỉ đơn thuần giúp bạn giảm cân, mà còn có khả năng làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 hay các bệnh nhiễm trùng, đồng thời giúp phát triển các tế bào thần kinh mới và ngăn ngừa Alizamer, giảm stress kinh niên… Và quan trọng là nó còn tiết kiệm thời gian và tiền bạc của bạn.
Intermittent Fasting là gì?
Intermittent Fasting là phương pháp giảm cân dựa trên nguyên tắc cho phép cơ thể bạn đốt cháy những chất béo thừa. Khi bạn đói thì cơ thể sẽ sử dụng chất béo dự trữ của chính mình. Nói một cách đơn giản thì khi áp dụng cách giảm cân này, bạn sẽ phải nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định.
Hãy lựa chọn một chế độ dinh dưỡng cân bằng và thông minh kết hợp với Intermittent Fasting để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Intermittent Fasting có an toàn không?
Đây là một quá trình hoàn toàn bình thường, không gây tổn hại đến cơ thể và đã được áp dụng từ lâu. Cơ thể bạn được tạo ra với mục đích là để sinh tồn, vì vậy rất dễ hiểu khi nó dự trữ mỡ thừa. Nhiều năm về trước, chúng ta dự trữ mỡ là để đốt vào lúc thiếu nguồn thức ăn, điều đó lại trở thành vấn đề khi chúng ta dư thừa nguồn thức ăn.
IF đã được thử nghiệm trên động vật, thử nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm trong thời gian ngắn hạn và đang nhận được những phản hồi tích cực từ những người đã trải nghiệm.
Bạn có thể sẽ cảm thấy thiếu năng lượng hoặc chóng mặt nhẹ khi bắt đầu áp dụng chế độ này. Khi đó cơ thể bạn chỉ đang thích ứng với những thay đổi nhỏ mà thôi. Hãy bắt đầu với chế độ 3 bữa một ngày (không ăn bất cứ thứ gì giữa các bữa) để cơ thể tập quen dần và khi bạn đã thích ứng với điều đó, bạn có thể thử một chế độ mà cơ thể bạn thích ứng tốt nhất.
Các cách để Intermittent Fasting
Có nhiều cách để Intermittent Fasting, đơn giản chỉ cần bạn nhịn ăn trong một khoảng thời gian nhất định thì đã gọi là Intermittent Fasting. Sau đây là 3 cách đơn giản và thường được áp dụng:
– Phương pháp 16/8: Điều này đơn giản có nghĩa là bạn được quyền ăn bình thường 3 bữa nhưng chỉ ăn trong vòng 8 tiếng, sau đó hoàn toàn không ăn gì trong 16 tiếng còn lại.
– Phương pháp 5/2: Phương pháp này cho phép bạn ăn bình thường trong 5 ngày và chỉ ăn 1 – 2 bữa khoảng 500 – 600 calo trong 2 ngày còn lại.
– Phương pháp 24 hours Fasting: Phương pháp này gắt gao hơn. Bạn chỉ ăn 1 bữa duy nhất trong ngày.
Vì bạn chỉ ăn 1 – 3 bữa một ngày nên bạn có thể chọn thực phẩm mà mình yêu thích, bổ sung chất béo tốt có trong bơ và cá, protein trong trứng, ăn thêm rau quả sẽ là một lựa chọn thông minh.
Cơ chế của Intermittent Fasting?
Cơ chế hoạt động cơ bản của IF có sự tham gia hoạt động của hormone mang tên insulin và growth hormone (GH).
Growth hormone là một trong những hormone giúp đốt mỡ hiệu quả. Đặc biệt nó sẽ bảo vệ cơ của bạn trong quá trình giảm cân và chỉ đốt mỡ mà thôi.
Trong khi growth hormone là chìa khóa giúp bạn giảm cân thành công thì insulin ngược lại. Cơ bản khi bạn ăn, nồng độ insulin sẽ tăng dẫn đến tăng dự trữ chất béo ở gan. Khi chất béo được dự trữ quá lâu không được sử dụng thì nó sẽ chuyển thành mỡ. Và ngược lại, khi bạn không ăn lượng insulin sẽ giảm, cơ thể sẽ đốt cháy lượng đường dự trữ trong gan (glycogen) và sau đó là chất béo để tạo năng lượng. Insulin cũng sẽ làm ảnh hưởng hoạt động của growth hormone.
Vì vậy, nếu bạn ở trạng thái “lúc nào cũng ăn” cơ thể của bạn sẽ luôn sử dụng nguồn năng lượng mới từ thức ăn và mỡ ở bụng bạn vẫn sẽ mãi mãi nằm ở đó.
Đối tượng chống chỉ định Intermittent Fasting
Thiếu cân (BMI <18.5), có thai và cho con bú (bạn cần dinh dưỡng cho đứa trẻ), dưới 18 tuổi (bạn cần dinh dưỡng để phát triển, vì vậy hãy suy nghĩ thật cẩn thận trước khi bắt đầu bất cứ chế độ ăn kiêng nào).
Nếu bạn có vấn đề về đường huyết, đang sử dụng một loại thuốc, bị gout hoặc nồng độ axit uric cao… bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng chế độ này.
Bạn đã hiểu về Intermittent Fasting. Vậy hãy chọn cho mình một chế độ phù hợp cho mình. Bạn sẽ không cần phải vật lộn mãi mà không giảm được kilogram nào nữa.