Ví dụ như căng thẳng, lo lắng, chế độ ăn uống, hay đôi khi do thay đổi môi trường sống…và kết quả là chúng ta không ngủ đủ giấc mà cơ thể cần.
Hơn 60 triệu người bị mất ngủ mỗi năm và họ thức dậy vào buổi sáng cảm thấy kiệt sức và không vui vẻ được. Mất ngủ thường kéo dài vài ngày, cho đến vài tháng, thậm chí là nhiều năm. Dù là mất ngủ ngắn hạn hay dài hạn đều dẫn đến những hệ quả khó lường cho cơ thể chúng ta, thậm chí ở mức nguy hiểm.
1. Việc thiếu ngủ có thể gây tai nạn
Thiếu ngủ là một mối nguy hiểm cho cộng đồng, đặc biệt là khi tham gia giao thông. Mệt mỏi có thể khiến cho chúng ta phản ứng rất chậm với các tình huống, nó tương đương với việc say rượu. Theo thống kê thì đã có rất nhiều tai nạn đã xảy ra do chứng mất ngủ ở người chủ phương tiện.
Hơn nữa không chỉ tai nạn khi tham gia giao thông, những người thiếu ngủ còn gặp nhiều các tình huống tai nạn khác trong công việc, thậm chí ngay cả trong môi trường công sở. Các nghiên cứu chỉ ra rõ ràng rằng hiệu quả làm việc của những người này ở chỉ số thấp hơn rất nhiều những người bình thường và thường xuyên gặp các tai nạn hay rủi ro trong công việc.
2. Nhận thức chậm hơn
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong việc học tập và xử lý công việc khi cần đến sự nhận thức và làm việc của não bộ. Mệt mỏi có thể làm chậm quá trình này một cách đáng kể. Nó có thể làm giảm sự tập trung, tỉnh táo, lý luận và giải quyết vấn đề, do đó, não bộ không thể năng động xử lý các công việc liên quan đến học tập hay ghi nhận kiến thức.
Một thí nghiệm đã khẳng định thêm về yếu tố khả năng ghi nhớ kiến thức hay nhớ sự việc xảy ra trong ngày bị đứt đoạn, không hiệu quả đối với những người gặp tình trạng mất ngủ.
3. Các vấn đề về sức khỏe đe dọa đến tính mạng
Theo một nghiên cứu gần đây, 90% những người bị chứng mất ngủ đều gặp phải một trong những vấn đề về sức khỏe dưới đây:
– Bệnh tiểu đường
– Tim đập nhanh bất thường
– Huyết áp cao
– Bệnh tim
– Suy tim
– Đột quỵ
4. Các vấn đề về sức khỏe tâm thần
Thiếu ngủ có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm được chẩn đoán bị trầm cảm và hay lo lắng. Cũng cùng nghiên cứu này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng những người mất ngủ có nguy cơ phát triển bệnh trầm cảm gấp 5 lần so với người có giấc ngủ đủ giấc.
Mất ngủ và trầm cảm tạo ra một chu kỳ luẩn quẩn bởi vì mất ngủ gây trầm cảm và khi đã trầm cảm thì dẫn đến chứng mất ngủ thường xuyên. Mặt khác, nếu ai có thể điều trị chứng mất ngủ họ cũng có thể điều trị bệnh trầm cảm.
5. Lão hóa sớm
Ngay cả một ngày không ngủ đủ giấc chúng ta cũng đã thấy những thay đổi rõ rệt trên da. Đôi mắt căng thẳng hơn, làn da thì uể oải và xuống sắc hơn chỉ cần bỏ lỡ một giấc ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ mãn tính có thể có tác động rất lớn đến da. Cấu trúc da trở nên lỏng lẻo, làm cho các nếp nhăn xuất hiện nhanh hơn và gây ra quầng thâm mắt.
Khi cơ thể không có đủ lượng giấc ngủ cần thiết, nó giải phóng một lượng lớn hormone có tên gọi là cortisol. Cortisol sau đó phá hủy collagen trong da, một loại protein có tác dụng giữ cấu trúc da vững chắc.
Ngoài ra, mất ngủ cũng gây ra sự mất cân bằng trong nội tiết tố. Khi chúng ta còn trẻ, nội tiết tố được sản sinh giúp chúng ta phát triển, còn khi chúng ta già, nội tiết tố có tác dụng quan trọng trong việc tăng các khối cơ, tăng cường xương và giữ cấu trúc da bền vững. Và việc mất ngủ gây mất rất nhiều nội tiết tố này, là nguyên nhân hàng đầu khiến chúng ta mất sức khỏe và lão hóa nhanh hơn.
6. Giảm trí nhớ
Khi chúng ta ngủ, não của chúng ta tạo ra những gợn sóng sắc nhọn có trách nhiệm củng cố trí nhớ. Những gợn sóng này có khả năng liên kết các ký ức với nhau và chuyển thông tin mới từ trí nhớ ngắn hạn (vùng hippocampus) đến trí nhớ dài hạn (neucortex). Khi chúng ta không ngủ đủ giấc, bộ não chúng ta chỉ ghi nhớ những ký ức tạm thời và khiến chúng ta khó khăn ghi nhớ mọi thứ trong thời gian dài, gây ra sự quên lãng.
7. Tăng cân
Một tác dụng phụ khác của mất ngủ là tăng cảm giác đói, thèm ăn và có thể dẫn đến béo phì. Theo một nghiên cứu, những người ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm có nguy cơ tăng cân gấp 2 lần so với những người ngủ đủ giấc. Có mối liên hệ chặt chẽ giữa giấc ngủ và pép-tít chịu trách nhiệm kiểm soát cơn đói.
Một hormone có tên gọi ghrelin chịu trách nhiệm kích thích sự đói và leptine là một loại protein điều hòa chất béo trong cơ thể và báo hiệu não ngăn chặn sự thèm ăn. Khi chúng ta không ngủ đủ giấc, chúng ta không sản xuất đủ ghrelin và leptine để cho chúng ta biết rằng chúng ta không đói sau khi ăn, do đó dẫn đến ảo tưởng rằng chúng ta vẫn còn đói.