2018-09-10 09:25:29
{"chia-se":"Chia S\u1ebb"}
{"dep":"\u0111\u1eb9p","khoe":"Kh\u1ecfe","khoe-dep":"kh\u1ecfe \u0111\u1eb9p","khoevadep-vn":"khoevadep.vn","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE4LzA5LzEwLzEtMDkyNS5qcGc.webp

Chỉ cần biết cách kiểm soát thì stress cũng mang lại lợi ích cho bạn.

Stress gây bệnh tim, thần kinh… nhưng nếu ở mức vừa phải lại giúp bạn giải quyết công việc hiệu quả, làm tăng khả năng miễn dịch.

Tiến sĩ tâm lý Lý Thị Mai cho rằng, mọi trạng thái stress đều có hai mặt. Trên thực tế, stress cũng có  nhiều lợi ích. 

Những căng thẳng có lợi khi nó diễn ra trong thời gian hợp lý và ở mức độ cho phép khả năng bạn kiểm soát được. Trong công việc, bạn buộc phải tập trung toàn bộ năng lực để giải quyết hiệu quả. “Nếu không phải chịu một áp lực nào, bạn sẽ không tận dụng hết mọi khả năng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Không có stress, cuộc sống bạn sẽ trở nên buồn tẻ”, bà Mai nói.

1

 

Bên cạnh đó, khi căng thẳng cơ thể sẽ giải phóng hormone cortisol (hormone căng thẳng) giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể. Stress có thể khiến bạn trở nên mạnh mẽ, sôi nổi và khỏe mạnh hơn. Lưu ý chúng chỉ có lợi trong trường hợp cân bằng và vừa phải. 

Mặt khác, nếu bạn gặp quá nhiều áp lực cùng một lúc và vượt ngưỡng chịu đựng sẽ trở thành stress bất lợi. Triệu chứng thường gặp: tăng huyết áp, loạn nhịp tim, hồi hộp, đánh trống ngực… Ngoài các bệnh về tim mạch, stress có thể gây ra nhiều bệnh khác về thần kinh, tiêu hóa, sức khỏe sinh sản, cơ khớp và suy giảm hệ miễn dịch toàn thân. 

Bà Mai cho rằng, trạng thái căng thẳng này không thể mất đi ngay lập tức, bởi nó chính là một phần của cuộc sống. Vì vậy, bạn không nhất thiết phải tìm mọi cách để loại bỏ stress mà hãy học cách kiểm soát các áp lực do chúng tạo ra.


Chuyên gia tâm lý Trần Thị Tâm Nhàn khuyên mỗi người cần tìm phương pháp phù hợp để phòng tránh và vượt qua căng thẳng. Bạn nên thư giãn, tìm kiếm sự thoải mái để bù đắp những tổn thất về tâm lý và sức khỏe do stress gây ra. Ví dụ như nghỉ ngơi vài phút tạm quên đi những rắc rối và áp lực công việc, đạp xe, chạy bộ ngắm cảnh, tập thể dục, tư duy tích cực, yoga, thiền…

Mỗi người nên tập thể thao đều đặn, ít nhất ba lần một tuần. Hoạt động thể chất sẽ giúp bạn tránh được những mệt mỏi, giữ cho đầu óc luôn sảng khoái. Ngoài ra, tập thể dục còn làm giảm căng thẳng, giải phóng xúc cảm và khiến ta ngủ ngon hơn.

Tập cách hít thở sâu hai lần trong ngày để luôn giữ được sự cân bằng về thần kinh và tâm lý. Thở sâu được xem như một kỹ thuật giữ bình tĩnh đối phó với những tình huống căng thẳng. Quan trọng nhất là ngủ đủ giấc mỗi ngày để cơ thể tái tạo lại sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.

“Đặc biệt, mỗi người nên tập cười nhiều hơn. Khi bạn cười, cơ cằm và bụng sẽ giãn ra khiến bạn thở sâu hơn, những căng thẳng và mệt nhọc sẽ được giảm bớt”, bà Nhàn nói.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...