Chiên thực phẩm chín đều ở nhiệt độ thấp giúp giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch
TS.BS Phan Minh Liêm (Chuyên gia của Viện Ung thư Hoa Kỳ – MD Anderson) cho rằng, chúng ta nên nấu thức ăn ở nhiệt độ thấp, nghĩa là dùng lửa nhỏ, nấu chín từ từ giúp giảm nguy cơ hình thành nên những phân tử gây ung thư trong quá trình chế biến thức ăn.
“Khi muốn chiên giòn con cá đừng cho ngay vào chảo dầu xôi xèo xèo. Hãy chiên lửa nhỏ cho cá chín, sau đó gần cuối, hãy dùng lửa lớn chiên giòn trong một thời gian ngắn nhất có thể. Chế biến thức ăn với nhiệt độ trên 200 độ C, tức là ngọn lửa tương đối lớn, quá trình biến tính của thức ăn từ những phân tử mang chất dinh dưỡng hình thành nên những gốc tự do cũng như những gốc Formaldehyd. Quá trình đó sẽ diễn ra nhanh ở nhiệt độ cao và đây là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư do thức ăn”, TS Phan Minh Liêm cho hay.
Mặt khác, tốc độ biến tính của thức ăn thành những phân tử có hại phụ thuộc vào từng loại thức ăn. Lấy ví dụ như thịt bò, quá trình biến tính diễn ra rất nhanh. Đơn giản vì bản thân thịt bò là loại thịt đỏ được khoa học chứng minh nếu sử dụng nhiều có thể gây ung thư. Do đó, khi chúng ta chế biến thịt bò ở nhiệt độ cao nó sẽ trở thành những miếng thịt cháy khét thì nguy cơ gây ung thư càng cao hơn nữa. Chính vì vậy, khi chúng ta chế biến thịt bò phải rất cẩn thận.
Có thể nói, việc chúng ta sử dụng ngọn lửa nhỏ, nhiệt độ thấp và chế biến chậm, vừa phải, rất tốt cho sức khỏe. Thông thường, chúng ta nên cố gắng giữ nhiệt độ chế biến thức ăn dưới 200 độ C, tốt nhất là ở khoảng dưới 150 độ C. Tuy nhiên việc này cũng hơi khó vì việc đo nhiệt độ trong quá trình chế biến cũng đòi hỏi nhiệt kế nhất định và không phải ai cũng có điều kiện để làm. Cho nên một nguyên tắc đó là khi nấu ăn chúng ta nên nấu ở mức ngọn lửa nhỏ đừng bao giờ nấu bằng ngọn lửa lớn, điều này sẽ dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Luộc và hấp không cần nước, tốt cho hệ tiêu hóa
Chúng ta đều biết, việc dùng nước để luộc và hấp thức ăn sẽ khiến chất dinh dưỡng, màu sắc vốn có trong thực phẩm không còn trọn vẹn như ban đầu. Do đó, hơn bao giờ hết, chúng ta ước mong có được những món ăn luộc và hấp mà không cần dùng nước, giữ nguyên chất dinh dưỡng, màu sắc thực phẩm và cực tốt cho hệ tiêu hóa.
Theo đó, rau củ, trứng sau khi rửa sạch chỉ cần bỏ vào nồi rồi bắc lên bếp trong vòng vài phút là chín. Đặc biệt, rau củ phải chín rất đồng đều, có màu sắc đẹp, mùi thơm và vị ngọt tự nhiên so với những cách luộc thông thường. Thời gian luộc nhanh và không cần nước giúp cấu trúc thực phẩm không bị phá vỡ, dưỡng chất không bị mất nhiều vào nước nên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là giúp việc tiêu hóa dễ dàng hơn.
Hầm/kho nhanh mềm, tiết kiệm nhiên liệu
Điều này đòi hỏi nhiệt độ bên trong nồi nấu cần nóng đều, giúp hầm rất nhanh mềm. Đồng thời, từng chi tiết nhỏ như độ vát của nồi, độ cong của thành nồi và thiết kế nắp không cần có lỗ thông hơi cần tối ưu hóa công năng, tận dụng tối đa bước sóng hồng ngoại nhằm tiết kiệm thời gian, nhiên liệu khi nấu. Đây chính là ước ao của mọi chị em phụ nữ khi hầm, khô thức ăn cho gia đình, vừa ngon lại vừa đảm bảo sức khỏe.
Món ăn có vị thơm ngon đậm đà, giữ trọn vẹn dưỡng chất
Chị em chúng ta đều ao ước, thực phẩm có thể chế biến với nhiều cách thức mới mà vẫn chín nhanh, chín đều, chín sâu từ bên trong, giúp giữ được hương vị đặc trưng với những dưỡng chất tốt nhất. Món ăn không chỉ tốt cho sức khỏe, cải thiện sức khỏe từ nguồn dưỡng chất trọn vẹn mà còn phải thật thơm ngon, hấp dẫn. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể nấu ra một món ăn làm hài lòng trên dưới, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và chính mình.