Người ta hay nói “Ăn gì bổ đó, yếu gì tập nấy”, những người có bờ vai nhỏ thường tập trung vào các bài tập thể hình giúp vai săn chắc và “nở nang” hơn, nhưng không phải cứ hùng hục lao vào tập là sẽ hiệu quả và không phải bài tập nào cũng mang độ an toàn cao, nếu tập sai tư thế thì chấn thương là việc không tránh khỏi.
Không phải cứ tập càng nặng càng nhiều là sẽ tốt, đó là chia sẻ của Giám đốc Thể dục của tạp chí Men’s Health – Ebenezer Samuel, trong các bài tập thể hình cho bờ vai của mình. “Tập luyện nặng dĩ nhiên sẽ tăng cường cơ bắp hiệu quả, đó là điều không hiệu quả. Nhưng bạn cũng cần nhớ, xây dựng bờ vai lại một chuỗi tập luyện lâu dài, và nếu bạn là người an toàn thì việc kích cơ bắp từ những mức tạ nhẹ cũng là ý kiến hay, nếu biết cách.”
Thay vì dùng hết sức lực để nhấc một cái tạ đòn với những mức tạ nặng để rồi hứng phải nguy cơ chấn thương cao, Samuel thường xuyên đổi dần các mức tạ từ nhẹ lên nặng và tập trung vào các bài tập an toàn hơn. Vì từng có tiền sử tổn thương cơ ống xoay vai, anh ấy rất cẩn trọng trong việc xem xét cơ chế chuyển động của các bài tập thể hình.
Dưới đây là 3 bài tập thể hình cơ vai được Samuel đánh giá là “nhẹ nhàng, an toàn và hiệu quả cao” do chính anh đúc kết từ quá trình luyện tập của mình. Để thực hiện 3 động tác tập thể hình này, bạn cần phải có tạ chuông, tạ đôi và một chiếc ghế tập chuyên dụng có thể điều chỉnh được. Hãy nhớ rằng, dù tập nặng hay tập nặng thì hãy nhớ luôn tập “đúng phom”.
1. Nâng tạ chuông một tay
Tập trong 3 hiệp, mỗi hiệp từ 8 đến 10 lần với mỗi bên tay:
– Quỳ gối hoặc đứng thẳng với hai chân rộng bằng vai, siết cơ bụng và luôn giữ thẳng lưng khi cuối người cầm tạ chuông trên mặt đất.
– Vẫn giữ thẳng lưng, siết cơ ngực và cơ bụng khi vung tạ chuông nên ngang cầm. Từ từ đưa thẳng tay lên và giữ khoảng 3-5 giây.
– Giữ tạ thật cân bằng nhất có thể và từ từ hạ tạ xuống trong khi vẫn giữ thẳng lưng và cơ ngực, bụng siết chặt.
Samuel chia sẻ đứng hay quỳ gối đều được nhưng anh thường sẽ quỳ gối để giúp cân bằng cơ thể hiệu quả, và động tác này khiến bạn phải vận dụng toàn lực của cánh tay và vai để giữ nâng và giữ thăng bằng khối tạ.
2. Quỳ gối xoay tạ chuông kiểu halos
Tập trong 4 hiệp, mỗi hiệp tập từ 14 đến 16 lần:
– Quỳ một chân xuống đất, cầm tạ chuông ở phần quai và hướng phần tạ lên trên bằng cả hai tay, giữ vị trí tạ ngang ngực
– Giữ thẳng lưng và dùng 2 tay xoay tạ quanh đầu
– Cố gắng xoay liên tục sao cho đủ 14 – 16 lần
– Xoay luân phiên thuận và ngược chiều kim đồng hồ cho mỗi hiệp (ví dụ: hiệp 1 xoay thuận chiều, hiệp 2 xoay ngược chiều,…)
Ở bài tập này, bên cạnh việc giữ thẳng lưng và xoay đều tay thì phải chú ý nhịp hít thở của mình. Hít sau xuống bụng và thở ra từ từ.
3. Nâng tạ trên ghế dốc lên
Tập trong 3 hiệp, mỗi hiệp tập 12 lần:
– Ngồi dựa vào ghế tập với phần lưng ghế dốc, tựa một bên ngực vào phần mặt ghế
– Một tay giữ chặt lưng ghếm một tay nắm tạ tay
– Từ từ di chuyển tạ sang cạnh sườn và giữ cho cánh tay, khuỷu tay thẳng khi nâng dầng tạ lên đỉnh
– Tạm dừng khoảng 2 giây khi đạt tới đỉnh, sau đó từ từ hạ dần tạ xuống
Cố gắng giữ tạ song song với mặt đất ở mọi lúc, đặc biệt là lúc trên đỉnh. Bằng cách đó, cử động xoay của phần vai sẽ diễn ra nhẹ nhàng, điều này giúp bảo vệ cho phần khớp vai của bạn khỏi tổn thương.
Samuel cũng lưu ý rằng các bài tập thể hình này không tập trung vào việc nở rộng vai với mức tạ nặng mà thay vào đó, bạn chỉ nên tập ở mức tạ vừa phải. Bên cạnh đó, việc tạm dừng trong lúc tập để đảm bảo được bạn vẫn kiểm soát được hoạt động, tránh trường hợp bạn quá sức.
Chúc bạn thành công với 3 bài tập vai này, để có cho mình một bờ vai rộng và rắn chắc.