Mua sắm
Thực tế là có những người bị nghiện mua sắm. “Một số động lực thúc đẩy mọi người mua sắm như cảm thấy bản thân được tốt hơn hoặc an toàn hơn khi mua sắm”, Reader’s Digest dẫn lời bác sĩ người Mỹ April Lane Benson, chuyên gia tâm lý học về các rối loạn về hành vi mua sắm.
Ngoài những điều trên, nếu một người cảm thấy mua sắm cũng giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn, có thể kiểm soát cuộc sống tốt hơn và lấp đầy những cảm xúc trống rỗng bên trong thì họ có thể đã bị nghiện mua sắm, bà nói thêm.
Hẹn hò trực tuyến
Chính vì việc hẹn hò với đối tượng mình cảm thấy hấp dẫn trở nên quá dễ dàng trên môi trường trực tuyến nên có thể dẫn đến nghiện hoạt động này.
“Người ta nghiện hẹn hò trực tuyến vì nhiều người trong số họ ảo tưởng rằng đã tìm được đúng người đàn ông hay phụ nữ có thể giúp thay đổi cuộc sống, cứu giúp hoặc cải thiện đáng kể cuộc sống của mình”, Reader’s Digest dẫn lời bà Isabel James, người điều hành một trang web hẹn hò trực tuyến của Mỹ.
Xem tivi
Thỉnh thoảng bật tivi lên và phát hiện có chương trình hay, bạn dành hàng giờ để ngồi trước tivi xem là điều bình thường. Nhưng nếu việc này diễn ra gần như mỗi ngày thì đó là dấu hiệu của vấn đề lớn.
Xem tivi quá nhiều và không thể rời màn hình có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi, cũng như khiến mọi người chây lười, bị cuốn vào lối sống ít vận động, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, theo Reader’s Digest.
Selfie
Chụp ảnh selfie rồi đăng lên mạng xã hội, chụp ảnh check in và cập nhật vị trí, địa điểm, không ngừng đăng liên tục các bức ảnh, dòng trạng thái để thu hút lượt yêu thích (like), bình luận (comment) trên mạng xã hội. Tất cả những hoạt động trên đều kích thích hoóc môn tạo niềm vui dopamine.
Liên tục thực hiện những hành động đó để cho mọi người thấy mình có một cuộc sống hoàn hảo trên mạng xã hội có thể gây nghiện và tiếp tục kích thích hành vi này, chuyên gia trị liệu các hành vi nghiện Lindsey Pratt, ở thành phố New York (Mỹ), cho biết.