Bảng xếp hạng đánh giá 41 phương pháp ăn kiêng phổ biến trên thế giới của U.S News phối hợp với World Report thực hiện công bố đầu năm 2019 đã chỉ ra những phương pháp ăn kiêng tốt nhất thế giới đồng thời cho biết những chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, thiếu cân bằng, không có đủ cơ sở khoa học không nên dùng.
Đáng chú ý, những phương pháp xếp cuối danh sách này lại là những cái tên khá phổ biến trong những năm gần đây và được nhiều người áp dụng, bao gồm phương pháp Dukan, Body Reset, Whole30 và Keto (Low carb).
Ăn kiêng Dukan
Chế độ ăn kiêng Dukan được phát triển dựa trên lý thuyết: chìa khoá của giảm cân là nhờ vào protein chứ không phải dựa trên lượng calo đưa vào cơ thể. Protein được xem là nhân tố chủ yếu giúp giảm cân vì nó gây cảm giác no, cần nhiều thời gian và và năng lượng để tiêu hoá. Sự hạn chế tinh bột, nguồn năng lượng chính của cơ thể, sẽ buộc cơ thể phải chuyển sang tiêu thụ một nguồn năng lượng thay thế khác là chất béo được dự trữ.
Chế độ ăn này được chia làm 4 giai đoạn và có những quy tắc rất nghiêm ngặt buộc phải tuân thủ. Tuy nhiên, những quy tắc này không có bằng chứng khoa học chứng minh là an toàn với sức khoẻ và không dễ dàng áp dụng. Chính vì vậy, phương pháp ăn Dukan là chế độ ăn kiêng đứng ở vị trí cuối cùng trên bảng xếp hạng.
Ăn kiêng Body Reset
Công thức chính của chế độ ăn kiêng Body Reset là ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật với hàm lượng calo thấp được xay nhuyễn liên tục trong 15 ngày và chia làm 3 giai đoạn. Với phương pháp này, bạn có thể đồng thời luyện tập để đẩy nhanh quá trình đốt calo ngay cả trong khi ngủ.
Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích chế độ ăn Body Reset và phương pháp này đứng ở vị trí áp chót trong bảng các phương pháp ăn kiêng hiệu quả. Theo các chuyên gia, phương pháp này không có tác dụng trong việc giảm cân dài hạn, ảnh hưởng đến tim mạch cũng như khó áp dụng vì không phải ai cũng có thể liên tục uống sinh tố xay nhuyễn trong thời gian dài.
Ăn kiêng Whole30
Để theo đuổi chế độ ăn Whole30, bạn phải cắt giảm một loạt những nhóm thực phẩm trong thói quen hàng ngày như không được ăn ngũ cốc, sản phẩm từ sữa, rượu bia, đồ ngọt (trừ hoa quả) trong 30 ngày. Những thứ bạn được ăn gồm có các loại rau, các loại hạt, trái cây, thịt, hải sản, trứng và khoai tây, khoai lang.
Việc loại bỏ các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt – vốn là nguồn cung cấp chất xơ, canxi và protein lành mạnh – khiến cho các chuyên gia dinh dưỡng phải nghi ngờ về hiệu quả của chế độ này. Họ cho rằng cơ thể không nhất thiết phải cắt giảm đường một cách triệt để.
Việc loại bỏ gần như toàn bộ tinh bột ra khỏi khẩu phần ăn được cho là có thể giúp cơ chế chuyển hóa dưỡng chất được chuyển đổi. Sau một thời gian, cơ thể sẽ không còn phụ thuộc vào carbohydrate nữa, mà chuyển sang dùng chất béo để tạo ra năng lượng. Quá trình ấy được gọi là Ketosis (chính là nguồn gốc của cái tên Keto).
Thế nhưng chế độ ăn nhiều chất béo, hạn chế tinh bột này khiến các chuyên gia lo ngại về sự mất cân bằng dinh dưỡng, có nhiều tác dụng phụ. Ngoài ra, ăn kiêng Keto cũng được xem là một phương pháp khá cực đoan và cứng nhắc, khó có thể áp dụng lâu dài.