Đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ về chiều cao của cơ thể con người. Những yếu tố sau đây sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao:
– Dinh dưỡng (32%).
– Hormone di truyền (23%).
– Rèn luyện thể lực (20%).
– Môi trường sống: ánh nắng, giấc ngủ, bệnh tật…(25%)
Chúng ta thường nghe những lời đồn đại rằng “tập tạ sẽ bị lùn”, và nó vẫn chỉ là những phỏng đoán không có căn cứ. Để trả lời cho câu hỏi này, các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu trên diện rộng vào năm 2010 dựa trên dữ liệu thu thập được trong suốt 60 năm của những người có tập tạ.
Tập tạ sẽ bị lùn?
Các nhà khoa học thu được kết quả cho biết, hormone có thể tăng lên một cách tự nhiên nhờ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, đúng giờ và nhất là luyện tập. Chỉ với 1 giờ rèn luyện bình thường có thể giúp bạn tăng đến 3 lần lượng hormone. Với hormone này, chiều cao của bạn cũng sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
Tập luyện sẽ giúp kích thích hormon tăng chiều cao.
Xét trên khía cạnh khoa học thì việc tập thể hình sẽ không thể làm cơ thể ngừng phát triển chiều cao hay kìm hãm sự phát triển của cơ xương. Khi chúng ta luyện tập thể hình sẽ giúp cơ xương thêm phần rắn chắc, khỏe mạnh, chống được bệnh loãng xương
Cơ xương sẽ thêm phần rắn chắc khi luyện tập thể hình.
Tuy nhiên, khi cơ thể còn chưa phát triển đầy đủ về thể chất, việc tập tạ ảnh hưởng đến chiều cao là hoàn toàn có cơ sở. Hãy thử tưởng tượng sức nặng của những quả tạ khổng lồ dồn nén lên từng khớp xương từ ngày này qua ngày khác, thì liệu xương của bạn có thể phát triển tối đa.
Bạn cần tập luyện vừa sức để tránh bị ảnh hưởng đến xương, khớp.
Tóm lại, việc tập tạ, squat hay deadlift với người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên hoàn toàn không ảnh hưởng đến chiều cao, nhưng cần phải tập đúng cách và vừa sức.