2019-02-17 10:07:34
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
{"dep":"\u0111\u1eb9p","khoe":"Kh\u1ecfe","khoe-dep":"kh\u1ecfe \u0111\u1eb9p","khoevadep-vn":"khoevadep.vn","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE5LzAyLzE3LzEtMTAwNi5qcGc.webp

Nguyên nhân những căn bệnh bạn đang mắc trở nên nặng hơn vào ban đêm.

Cho dù đang đối phó với cảm lạnh thông thường, hoặc cúm, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng các triệu chứng trở nặng hơn vào ban đêm. Dưới đây là những giải mã thú vị về cơ thể người có thể bạn chưa biết, theo Time.

 Nghiên cứu cho thấy nhịp sinh học của cơ thể chính là “kẻ” làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh sau khi mặt trời lặn.

Theo Time, cùng với việc điều hòa giấc ngủ, đồng hồ sinh học giúp quản lý hệ miễn dịch, Michael Smolensky, nhà nghiên cứu nhịp sinh học và là phó giáo sư kỹ thuật y sinh tại Đại học Texas (Mỹ), cho biết. Khi hệ miễn dịch được kích hoạt do nhiễm bệnh, các tế bào chống nhiễm trùng của hệ miễn dịch giải phóng nhiều loại hóa chất, một số trong đó gây viêm ở các mô bị nhiễm bệnh.

1

 

Hoạt động của hệ miễn dịch này giúp tiêu diệt hoặc loại bỏ các vi sinh vật khiến bạn bị bệnh. Nhưng kết quả viêm gây ra hoặc góp phần vào nhiều triệu chứng của bệnh – bao gồm sốt, nghẹt mũi hoặc đau họng.

Kết quả là, chúng ta có xu hướng gặp các triệu chứng nghiêm trọng nhất khi hệ miễn dịch hoạt động mạnh nhất, thông thường vào ban đêm trong khi ngủ là lúc hệ miễn dịch hoạt động mạnh nhất, theo Time.

Trong ngày là thời điểm hệ miễn dịch có xu hướng dịu đi, nghiên cứu của Smolensky cho thấy. Không có gì lạ khi cảm thấy tốt hơn một chút vào những khoảng thời gian đó, nhưng sau đó các triệu chứng lại quay trở lại vào ban đêm.


Ngoài ra, còn một vài yếu tố khác có thể góp phần vào sự “khốn khổ” vào ban đêm mà bạn gặp phải khi bạn bị bệnh.

Tiến sĩ Rob Danoff, bác sĩ gia đình tại Philadelphia (Mỹ), cho biết khi nằm xuống có thể gây ra một số triệu chứng liên quan đến tắc nghẽn. Vào ban ngày khi chúng ta thức dậy, chất nhầy có xu hướng chảy xuống và không tích tụ phía sau cổ họng như khi chúng ta nằm xuống.

Nếu tắc nghẽn vào ban đêm thì có thể nằm gối cao để giúp chất nhầy chảy ra, ngăn chặn sự tích tụ lớn ở phía sau cổ họng hoặc trong xoang. Hoặc uống nhiều nước trong ngày để giữ cho chất nhầy không nhiều.

Một biện pháp khắc phục khác: dùng súp gà để giảm viêm ở những người bị nhiễm trùng đường hô hấp, liệu pháp phổ biến này có thể giúp giảm đau trong thời gian ngắn, theo Jeffrey Steinbauer, giáo sư y học gia đình và cộng đồng tại Đại học Y Baylor (Mỹ), theo Time.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...