1. Không tự ý mua thuốc cho con
Bất kể là con mắc bệnh gì bạn cũng không nên cho con uống thuốc nếu chưa có ý kiến bác sĩ. Ngay cả khi đứa trẻ hàng xóm có cùng triệu chứng và đã khỏi bệnh khi uống loại thuốc đó thì bạn cũng không nên cho con uống vì cơ địa mỗi trẻ khác nhau. Tốt nhất cha mẹ hãy đưa con đi khám bác sĩ để lấy đơn thuốc nhằm đảm bảo an toàn cho con.
2. Cải thiện hệ thống miễn dịch
Để đảm bảo trẻ phát triển một cách khỏe mạnh và có khả năng chống lại virus, vi khuẩn, bạn nên tạo điều kiện thoải mái nhất để phát triển hệ thống miễn dịch cho con. Bạn nên:
– Cố gắng duy trì cho con bú ít nhất 6 tháng
– Tạo điều kiện thoải mái tại nhà cho trẻ với nhiệt độ không cao hơn 23 độ C, độ ẩm không dưới 50%, thông gió phòng thường xuyên
– Cho trẻ ra ngoài ngoài mỗi ngày
– Cho trẻ vận động thể chất hằng ngày
– Hãy chắc chắn rằng trẻ ngủ đủ cả ngày và đêm
3. Hãy kiên nhẫn
Một số vấn đề sức khỏe của trẻ em mà cha mẹ có thể phải kiên nhẫn chờ đợi vì chúng có thể tự biến mất khi trẻ lớn lên ví dụ như dị ứng thực phẩm. Nhưng trước đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
4. Không bỏ qua vắc xin
Hiện nay, phong trào chống vắc-xin đã gây hoang mang cho rất nhiều gia đình. Vài thập kỷ trước, bệnh bại liệt, uốn ván và bạch hầu đã giết chết hàng triệu trẻ em trên thế giới. Và bệnh lao vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở nhiều quốc gia.
Không có bác sĩ nào khuyến khích cho trẻ em ngừng tiêm vắc xin và cũng không có cha mẹ hiểu biết nào lại không cho con đi tiêm vắc xin. Hãy là những bậc phụ huynh nuôi dạy con có kiến thức.
5. Ghi nhớ các triệu chứng bệnh
Ngay cả khi trẻ được chăm sóc tốt thì chúng vẫn bị bệnh. Điều này là hoàn toàn bình thường. Điều bạn cần làm là học cách nhận biết những triệu chứng của các căn bệnh phổ biến nhất đòi hỏi phải gọi bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt như:
– Viêm phổi: khó thở, thay đổi màu da, kém ăn, quấy, sốt (có thể xuất hiện rất muộn).
– Nhiễm trùng Rotavirus: chán ăn, mệt mỏi, quấy, sốt, nôn mửa, tiêu chảy, sổ mũi, ho.
– Viêm phế quản: sốt, khó thở, ho, yếu, chán ăn.