Hở van tim là gì?
Hở van tim là tình trạng các lá van không khép chặt khiến máu phụt ngược trở lại buồng tim thay vì chảy theo một chiều nhất định. Điều này khiến tim phải co bóp nhiều hơn mới bù đắp đủ lượng máu đã bị phụt ngược trước đó.
Những van nào dễ bị hở?
Tim có 4 ngăn và tương ứng với mỗi ngăn có một van tim giúp kiểm soát máu lưu thông trong tim theo một chiều nhất định.
– Van 2 chỉ cho máu đi từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái
– Van 3 lá chỉ cho máu từ tâm nhĩ phải đổ xuống tâm thất phải
– Van động mạch chủ chỉ mở khi máu được bơm ra khỏi tim đi nuôi cơ thể
– Van động mạch phổi mở khi tim bơm máu lên phổi trao đổi oxy và dưỡng chất
Tất cả van tim đều có thể bị hở, hẹp, nhưng van 2 lá và van 3 lá là hai trong số các van có tỷ lệ bị hở lớn hơn các van còn lại.
Những triệu chứng khi bị hở van tim
Một số dấu hiệu sau đây có thể giúp bạn nhận biết sớm tình trạng hở van:
– Nhanh mệt mỏi khi vận động: Người bệnh cảm thấy thiếu năng lượng hay khó theo kịp các hoạt động thể chất thông thường.
– Khó thở khi gắng sức hoặc khi nằm thẳng: Người bệnh cảm thấy khó thở khi nằm thẳng trên giường, buộc phải chuyển sang ghế dựa hay kê cao gối khi ngủ.
– Nặng ngực, đánh trống ngực, hồi hộp, nhịp tim nhanh
– Ho khan: Thường gặp khi hở van 2 lá, 3 lá, nhất là khi thay đổi tư thế, khi nằm hoặc cúi đầu thấp nên phần lớn người bệnh hở van tim ở giai đoạn đầu dễ lầm tưởng bị bệnh đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản mãn)
Làm sao biết hở van nặng hay nhẹ?
Siêu âm tim giúp phát hiện tình trạng hở vanĐể xác định tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh, các bác sĩ phải dựa vào van tim nào bị hở và các triệu chứng đi kèm, chứ không chỉ căn cứ vào một mình độ hở.
Tuy nhiên, mức độ hở van vẫn là một tiêu chí quan trọng. Hở van ở mức 3/4 đến 4/4 là hở van nặng và rất nặng, thường có triệu chứng rầm rộ, không giống như hở van nhẹ 1/4, 2/4 – thường ít thấy triệu chứng. Nhưng không ít trường hợp hở nhiều như hở van 3 lá ¾, nếu không bị tăng áp lực động mạch phổi, các dấu hiệu cũng không rõ ràng.
Dưới đây là một số đặc điểm riêng ở mỗi loại van bị hở:
– Hở van 2 lá: Người bệnh thường bị khó thở, mệt nhiều hơn và ho khan dai dẳng do máu bị ứ lại ở phổi.
– Hở van 3 lá: Phần lớn không gây triệu chứng, khi hở nặng có thể thấy tĩnh mạch cổ nổi, phù đặc biệt ở các chi do máu ứ tại tĩnh mạch
– Hở van động mạch chủ: Khi van này bị hở cho dù mức độ nhẹ, người bệnh vẫn gặp phải tình trạng mệt mỏi và nặng ngực, đau tức ngực, dễ choáng ngất.
– Hở van động mạch phổi: Hầu hết không có dấu hiệu rõ rệt cho đến khi van bị hở nặng kèm tăng áp phổi hoặc hở kèm các van khác.
Phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng hở van tim
Ba điều quan trọng trong việc kiểm soát bệnh hở van tim, đó là bảo vệ van không bị tổn thương thêm, giảm các triệu chứng, ngừa biến chứng (rung nhĩ, huyết khối, ngưng tim, suy tim) và sửa chữa hoặc thay thế van khi cần thiết.
Một số phương pháp không dùng thuốc như thay đổi lối sống, tránh hoạt động gắng sức, kiểm soát căng thẳng (stress) hay kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim cũng góp phần quan trọng để trì hoãn thời điểm cần thay van.
Kiểm soát căng thẳng
Khi bạn căng thẳng, tim phải gắng sức hơn dẫn đến hở van dễ trầm trọng hơn. Vì thế kiểm soát căng thẳng với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ chính là chìa khóa để kiểm soát bệnh
Giữ gìn vệ sinh răng miệng
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây hỏng van ở người bệnh hở van tim là viêm nội tâm mạc (vi khuẩn xâm nhập vào lớp nội mạc tim). Để phòng tránh nguy cơ này, cách đơn giản nhất là giữ gìn tốt vệ sinh răng miệng. Uống kháng sinh dự phòng trước bất kì thủ thuật nào liên quan đến chảy máu.