Vậy đái tháo đường ảnh hưởng đến thị lực như thế nào và làm gì để giảm thiểu rủi ro này, hãy cùng tìm hiểu.
Mối quan hệ giữa đái tháo đường và thị lực
Trong vài thập kỷ qua, đã có sự gia tăng đáng kể số lượng bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới. Tuy nhiên phần lớn người mắc bệnh chưa nhận thức được tác động của nó đối với các cơ quan của cơ thể, bao gồm cả mắt.
Nhiều bệnh nhân sẽ không biết rằng họ mắc bệnh đái tháo đường cho đến khi họ được chẩn đoán mắc bệnh võng mạc đái tháo đường và/hoặc bệnh đa hồng cầu trong một cuộc kiểm tra mắt toàn diện. Theo đó, bệnh nhân sẽ được chuyển đến bác sĩ nội tiết để được tư vấn.
Vậy đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến mắt như thế nào?
Mờ mắt nhất thời: Những thay đổi bất thường của lượng đường trong máu gây ra bởi đái tháo đường có thể ảnh hưởng đến hình dạng thủy tinh thể trong mắt, đưa đến thay đổi tiêu điểm, nhất là khi mức đường trong máu cao.
Việc này có thể gây ra mờ mắt, tùy vào mức đường trong máu. Ảnh hưởng này thường là ngắn hạn, nhưng có thể tác động đến một số người qua vài tháng.
Bệnh võng mạc do đái tháo đường: Đây là bệnh mắt do đái tháo đường thông thường nhất và nghiêm trọng nhất. Bệnh là nguyên do hàng đầu gây mù lòa.
Bệnh cườm mắt: Một ảnh hưởng dài hạn của bệnh đái tháo đường với thủy tinh thể là cườm mắt (mắt trở nên đục). Cườm mắt có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng xảy ra thường và sớm hơn đối với những người bị đái tháo đường.
Bệnh nhãn áp: Đái tháo đường làm tăng nguy cơ nhãn áp đưa đến hư hại dần dần đến thần kinh thị giác phía sau mắt. Trong khi việc này thường phát triển từ từ mà không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, bệnh có thể dẫn đến mù nếu không được phát hiện sớm và chữa trị hữu hiệu.
Vì vậy, phát hiện sớm những bệnh này là điều cần thiết để bảo vệ thị lực. Đó là lý do tại sao việc kiểm tra nhãn khoa thường xuyên là rất quan trọng với người bệnh đái tháo đường để giúp phát hiện sớm các bệnh lý về mắt.
Làm gì để bảo vệ thị lực cho bệnh nhân đái tháo đường?
Kiểm soát đường huyết là rất quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường. Một xét nghiệm máu đơn giản, gọi là xét nghiệm Hemoglobin A1c (HgbAlc), được thực hiện để đo lượng đường trong máu trung bình trong khoảng thời gian xác định và xác định xem có cần điều chỉnh thuốc hay không.
Tuy nhiên, còn có những bước quan trọng khác mà bệnh nhân cần thực hiện để ngăn ngừa mất thị lực bao gồm:
Không hút thuốc: Tất cả các nhà nghiên cứu đều đồng tình rằng bệnh nhân đái tháo đường hút thuốc có nhiều khả năng gặp phải các bệnh lý võng mạc và bệnh đái tháo đường. Các bác sĩ nhãn khoa tin rằng hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt do đái tháo đường tăng gấp 10 lần.
Kiểm soát cân nặng: Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị đái tháo đường gia tăng đáng kể. Thể dục đều đặn giúp insulin làm việc tốt hơn, giảm huyết áp, giảm cân và giảm căng thẳng.Việc giảm cân ngay cả chỉ 5 đến 10% thể trọng hiện tại có thể đưa đến giảm thiểu nguy cơ đáng kể.
Giữ cho huyết áp được kiểm soát tốt với huyết áp mục tiêu dưới 130/75mmHg
Tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường có khả năng dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh mắt do đái tháo đường. Huyết áp được kiểm soát tốt làm giảm đáng kể cả nguy cơ và mức độ của bệnh võng mạc tiểu đường.
Điều trị mỡ máu cao: Nồng độ cholesterol và lipid huyết thanh cao làm tăng gấp đôi tỷ lệ mắc bệnh mắt do đái tháo đường. Tuy nhiên, bệnh nhân đái tháo đường được điều trị bằng statin (cụ thể là thuốc ức chế men khử HMG-CoA) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh võng mạc tiểu đường giảm rõ rệt.
Điều trị thiếu máu: Có nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa bệnh đái tháo đường và tăng nguy cơ thiếu máu. Thiếu máu là một yếu tố nguy cơ điển hình cho sự phát triển của bệnh mắt đái tháo đường cũng như là một yếu tố nguy cơ cho sự suy giảm của bệnh võng mạc đái tháo đường.
Điều trị ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ được đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở trên không liên tục dẫn đến mất máu. Không có gì đáng ngạc nhiên, bệnh này cũng có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh mắt đái tháo đường cao hơn.
Ngoài ra, những triệu chứng sau đây không nhất thiết là dấu hiệu bệnh võng mạc đái tháo đường, nhưng bạn nên luôn luôn chú ý theo dõi: Những chấm hoặc lỗ đen trong vùng thị giác; thị giác mờ, méo mó, tối hoặc thấy một thành hai; khó thấy về đêm, hoặc nhạy cảm với đèn hoặc ánh sáng chói; thường phải thay đổi kính mắt…
Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh đái tháo đường và các biến chứng của nó gây tổn thất nặng nề cho bệnh nhân, người nhà và xã hội.
Kiểm soát đường huyết, kiềm chế các sản phẩm thuốc lá… có thể không ngăn được sự gia tăng số lượng bệnh nhân đái tháo đường trên toàn thế giới, nhưng nó có thể có tác động sâu sắc đến việc tăng cường thị lực và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân đái tháo đường.