2019-04-12 07:08:22
{"the-thao":"Th\u1ec3 Thao"}
{"dep":"\u0111\u1eb9p","khoe":"Kh\u1ecfe","khoe-dep":"kh\u1ecfe \u0111\u1eb9p","khoevadep-vn":"khoevadep.vn","suc-khoe":"s\u1ee9c kh\u1ecfe"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE5LzA0LzEyLzEtMDcwOC5qcGc.webp

Chọn trang phục làm từ chất liệu gì để ngăn cơ thể bốc mùi khi tập gym

Chỉ cần chọn sai trang phục, bạn sẽ sớm trở thành thảm họa mùi tại chốn phòng tập.

Có một bí ẩn đến nay vẫn luôn ám ảnh các phòng tập và phòng thay đồ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Đó là đồ đi tập, tại sao chỉ có một số loại là có mùi kinh khủng mỗi khi tập xong?

Nếu chịu khó để ý, bạn sẽ thấy điều này thực sự đúng. Khi đi tập, chúng ta có thể mặc bất kỳ thứ gì, miễn là thoải mái. Nhưng rõ ràng, trong túi của bạn luôn có những món đồ nặng mùi hơn hẳn mà chẳng bao giờ hiểu vì sao.

Để biết được điều này, các chuyên gia tại ĐH Alberta (Canada) và ĐH Ghent (Bỉ) đã thực hiện 2 nghiên cứu nhằm so sánh độ… bốc mùi của các loại vải sợi.

1

 

Họ sử dụng những bộ quần áo được mặc trong những buổi tập cường độ cao nhất. Tất nhiên, mùi thì khỏi phải bàn, đến nỗi thiết nghĩ họ xứng đáng được trao giải thưởng danh dự vì sự hy sinh cao cả cho khoa học.

Các chuyên gia đưa ra kết luận, vải sợi polyester – sợi vải tổng hợp – thường bốc mùi hơn so với các sợi vải tự nhiên như cotton hoặc len. Đến đây, bạn đã biết nên chọn quần áo gì để đi tập rồi đúng không?


Tại sao lại có sự khác biệt?

Thực ra, sự khác biệt không nằm ở mồ hôi, vì mồ hôi của chúng ta vốn không có mùi. Thứ gây mùi là lũ vi khuẩn sống dưới da. Chúng ăn dầu, da chết… rồi thải ra những hóa chất có gốc lưu huỳnh mang mùi khó ngửi.

Nhưng tại sao mùi trên sợi vải nhân tạo lại khó ngửi hơn? Để tìm ra nguyên nhân, các chuyên gia của ĐH Manchester (Anh) đã thực hiện một thí nghiệm, xem ảnh hưởng từ vi khuẩn trên da đến 2 loại vải sợi là như thế nào.

2 nhóm tình nguyện viên đã tham gia nghiên cứu. 1 nhóm mặc áo phông 100% cotton, nhóm còn lại mặc 100% polyester. Sau khi phân tích, các chuyên gia tìm thấy hơn 300 loại vi khuẩn sống trên nách ứng viên. Phổ biến nhất là chủng Staphylococci – loại vi khuẩn ứng với mùi cơ thể bình thường, và Corynebacteria – thủ phạm gây mùi cực khó ngửi. Trong đó, Staphylococci ở nữ giới thường trội hơn, cũng chính là lý do vì sao phụ nữ thường “thơm”, nhẹ mùi hơn nam giới.

Tuy nhiên, cả 2 loại vi khuẩn này không hề chuyển sang quần áo chúng ta mặc. Điều này khiến các chuyên gia phải đặt nghi vấn, rằng mùi trên quần áo không phải do vi khuẩn gây nên, mà do bản chất của sợi vải.

Tiến sĩ Rachel McQueen thuộc ĐH Alberta (Canada) cho rằng kết cấu và chức năng của sợi vải đã khiến cho mùi của cả 2 trở nên khác biệt. Ví dụ như cách vải sợi xử lý hơi ẩm.

Vải sợi tự nhiên có khả năng thấm nước rất tốt, qua đó hấp thụ luôn cả mùi khó ngửi từ vi khuẩn. Quá trình này giữ lại mùi bên trong sợi vải, ngăn không cho nó chạm đến mũi của chúng ta.

Trong khi đó, vải sợi polyester thấm nước khá kém. Nó chỉ tách dầu ra khỏi cơ thể, và toàn bộ lớp dầu này sẽ nổi trên bề mặt vải, khiến bộ quần áo của bạn trở nên “nồng nặc”.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...