GS.TS. Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K cho biết, ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hoá phổ biến ở Việt Nam. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010.
Giám đốc BV K cảnh báo những đối tượng “nguy cơ” mắc ung thư dạ dày có thể bắt nguồn từ những thói quen.
Người hút thuốc lá
Người hút thuốc lá là một trong những thói quen mà đa số người mắc ung thư dạ dày vẫn duy trì sử dụng. Tại Bệnh viện K hầu hết nam giới mắc ung thư dạ dày đều sử dụng thuốc lá. Đây có thể xem là yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh này.
Nam giới tuổi trên 40
Trong số những người mắc ung thư dạ dày, có tới 96% là người ở độ tuổi từ 40 trở lên. Nam giới có tỉ lệ cao khoảng hơn gấp đôi so với phụ nữ mắc ung thư dạ dày.
Nam giới có tỉ lệ cao khoảng hơn gấp đôi so với phụ nữ mắc ung thư dạ dày.
Thói quen ăn mặn
Những người có thói quen ăn muối, món ăn chứa lượng muối cao thường có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người có thói quen ăn uống nhạt và thanh đạm.
Thói quen ăn đồ nướng, chiên
Thói quen ăn đồ nướng, chiên ..: những thực phẩm được chế biến như hun khói, thức ăn ngâm tẩm cũng dễ mắc ung.
Nhiễm khuẩn HP từ thói quen ăn uống
Những người mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa: ung thu dạ dạy thường gặp ở người đã có bệnh dạ dày từ trước, như tiền sử đã từng bị phẫu thuật dạ dày, đau, viêm loét dạ dày lâu năm. Đặc biệt, ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP. Chẳng hạn: Thói quen dùng chung bát nước chấm là con đường để vi khuẩn helicobacter pylori (HP) xâm nhập vào cơ thể nhanh nhất.
Trong gia đình có người bị ung thư
Nếu trong gia đình từng có thành viên có tiền sử bị bệnh ung thư, thì nguy cơ tự bị mắc ung thư liên quan sẽ có tỉ lệ cao hơn.
Bệnh nhân hoặc tiền sử gia đình có polyp tuyến có tính chất gia đình(FAP); mắc hội chứng Lynch; hội chứng Peutz-Jeghers; hội chứng Juvenile polyposis cũng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.
Ngoài ra những người tăng sản hoặc polyp tuyến dạ dày, thiếu máu nghi ngờ ác tính, dị sản ruột tại dạ dày cũng không thể “làm ngơ” với căn bệnh ung thư này.
Để hạn chế bệnh ung thư dạ dày, mọi người cần tăng cường ăn nhiều rau xanh (nhất là các loại rau đậm màu), trái cây tươi, các vitamin và khoáng chất thiết yếu hàng ngày. Tăng cường hoạt động thể lực, ít nhất 30 phút bằng cách đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga. Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan; hạn chế tình trạng stress, căng thẳng kéo dài.