Lưng không thẳng
Trong những bài tập thể dục, các chuyên gia về sức khỏe, huấn luyện viên đều đề cao tầm quan trọng của của cột sống, bộ phận có nhiệm vụ quan trọng là định hình dáng người. Chính vì thế mà sự ảnh hưởng của luyện tập thể dục sai tư thế đến sự tổn thương cột sống lưng luôn là một điều đáng lo ngại.
Điển hình cho tư thế lưng không thẳng này thường xuất hiện cực kì nhiều trong bài tập thể dục squat (bài tập mông đùi hoặc gánh đùi). Một khi tập bài tập này, lưng bạn bị cong, bị vòm sẽ dễ gây ra chấn thương cột sống. Thay vì thế, hãy tập uốn cong đầu gối, đẩy mông, hông trở ra phía sau gót chân và giữ cho ngực, lưng, mông tạo thành một đường thẳng.
Một bài tập thể dục khá phổ biến nữa là plank, bài tập cơ bụng, cơ đùi yêu thích của nhiều bạn trẻ. Trong bài tập này, toàn bộ cơ thể sẽ được nâng bằng khủy tay và mũi chân, đây là một bài tập cực kì tốt cho cột sống nhưng nhiều bạn lại hay thực hiện sai. Bạn dễ nâng mông cao lên trong khi đó yêu cầu là hạ mông lưng đùi thẳng hàng, chỉ tập trung siết cơ bụng, cơ đùi, cơ mông lại mà thôi.
Tương tự với bài tập chống đẩy, nếu phái nam chống đẩy với điểm tựa là gót chân thì phái nữ lại tập trung dùng đầu gối là trụ, chính vì thế mà khả năng là sai tư thế càng cao. Bởi vì thân trên còn yếu nên nhiều bạn thường nâng cao mông để có lực đẩy hơn, vô tình làm lưng không thẳng và hiệu quả của động tác vào phần bụng là không có.
Lưng tôm
Cũng tương tự với tư thế sai là lưng không thẳng, tuy nhiên nếu lưng thẳng là một điều bắt buộc trong thể dục thì lưng tôm lại là sự cần thiết, nhưng không phải lúc nào cũng cần.
Điển hình trong yoga, mọi động tác thở và gập người xuống đều cần lưng phải thẳng. Tuy nhiên yoga là bài thể dục yêu cầu phải giữ tư thế lâu và chuyển động chậm do đó toàn bộ cơ thể sẽ có cảm giác mỏi, đau do bị kéo giãn. Sau mỗi động tác đó sẽ có một động tác nghỉ điển hình như lưng cong hình con tôm hoặc tư thế nằm của em bé để phần lưng được trả lại vị trí cũ, được cong lại để cột sống được mềm hơn.
Hoặc đơn giản dễ thấy hơn đó là khi bạn thực hiện động tác thả lỏng với hai tay chống lưng, ưỡn bụng ngửa đầu ra phía sau thì lưng bạn đang bị cong nhiều do đó việc cúi xuống và cong lưng hình tôm sẽ trả cột sống lại về vị trí cũ, tránh hiện tượng đau cột sống.
Hai bàn chân không thẳng
Tư thế đứng bình thường của nhiều người sẽ là chân chếch ra hình chữ V. Tuy nhiên, nếu làm quen với những bài tập thể dục, bạn sẽ thấy rằng, các huấn luyện viên thể dục đều khuyên đứng hai bàn chân song song cho những bài tập gym, nhảy aerobic và hai bàn chân có xu hướng chữ V ngược cho tư thế tập yoga.
Các tư thế này có tác dụng đỡ toàn bộ cơ thể một cách hiệu quả và vững hơn. Khi hai bàn chân được đặt song song, phần chân sẽ bám đất tốt hơn và cả cơ thể cũng sẽ có cảm giác vững về cả 4 phía.
Lưu ý hai chân song song này là để cho các bạn đặt trọng tâm chân vào các bài thể dục thẩm mỹ, squat, plank mà con gái khá ưa thích. Khi thực hiện, nếu hai chân bạn bị chếch hình chữ V thì khi thực hiện các động tác này, cơ thể sẽ không vững, đồng thời phần thân dưới không có điểm trụ vững để có thể thao tác đúng chuẩn được.
Khi thực hiện plank nghiêng, chân cũng cần thẳng và bám sàn tốt chứ bạn không thể dùng mũi chân hoặc gót chân làm trụ được, như vậy sẽ không có đủ lực và cơ thể sẽ không thẳng, toàn bộ thân sẽ dồn lực lên cánh tay, từ đó dễ gây ra các chân thương.
Hóp bụng
Trong tất cả các bài tập thể dục, điều cơ bản nhất của những người luyện tập chính là phải luôn hóp bụng. Kể cả khi hít vào và thở ra, bạn hãy duy trì cho cơ bụng thật chắc khỏe khi thường xuyên hóp bụng, dần dần nó sẽ thành thói quen. Hóp bụng cũng là một bài tập làm săn vùng bụng khá hiệu quả nhưng không dễ thực hiện.
Đa số mọi người đều có tư thế ưỡn bụng ra phía trước khi đứng. Điều này làm dáng không chuẩn, phần bụng dưới dễ bị phình to và xương cuối của cột sống cũng có xu hướng bị mỏi nhiều hơn. Hãy tập đứng thẳng và hóp bụng thường xuyên hơn nhé.