Natri clorua hay còn gọi là muối ăn – là chất điện phân cần thiết để nạp vào cơ thể người, đóng vai trò quan trọng đối với hệ tim mạch và quá trình trao đổi chất của cả cơ thể. Natri giúp cơ thể duy trì lượng chất lỏng bình thường, duy trì cơ thể khoẻ mạnh, điều hoà máu và là một phần quan trọng của chức năng dây thần kinh.
Lượng muối được tổ chức y tế WHO khuyến cáo nên tiêu thụ chỉ 2 gam muối tức khoảng 1 muỗng muối nhỏ cho hoạt động bình thường mỗi ngày. Thế nhưng, một ngày trung bình người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng 9,4 gam muối vào cơ thể. Một con số đáng báo động gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Những tác hại của việc sử dụng quá nhiều muối trong các bữa ăn hằng ngày có thể gây ra các bệnh lý như sau:
1. Tăng huyết áp:
Muối giúp giữ chất lỏng dư thừa trong cơ thể và tạo thêm gánh nặng cho tim. Quá nhiều natri sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim, loãng xương, ung thư dạ dày và bệnh thận. Các loại thực phẩm như bánh mì, ngũ cốc có lượng muối cao, chính là những thứ giết chết chúng ta một cách thầm lặng vì rất nhiều người không nhận ra mình bị cao huyết áp vì ăn quá nhiều những thứ ấy.
2. Sưng phù:
Ngoài ra, tiêu thụ muối quá nhiều còn có thể gây sưng phù ở một số người và có thể gây thừa cân, béo phì.
Để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh này, chúng ta nên sử dụng lượng muối đúng liều lượng. Hoặc làm thế nào để loại bỏ muối thừa ra khỏi cơ thể?
1. Uống đủ nước: trung bình một người uống khoảng 2-2,5ml mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến cáo nên uống lượng nước dựa trên số cân nặng của bản thân và phân bổ đều trong ngày.
Cách tính như sau: số cân nặng x 40ml.
2. Nạp nhiều trái cây, rau củ: Một ngày ăn khoảng 400 gam rau xanh và 100-300 gam hoa quả. Ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất, rau củ quả còn giàu chất xơ và chất chống oxi hoá. Khi ăn, nên chọn các loại trái cây có màu xanh, đỏ, vàng vì có hàm lượng vitamin cực cao. Đặc biệt, trong chuối và cà chua có lượng Kali dồi dào giúp đẩy nhanh quá trình đào thải muối một cách hiệu quả.
3. Tập luyện thể thao: WHO khuyến cáo thời gian tập luyện cho người trưởng thành khoảng 250phút/tuần, trẻ em và thanh thiếu niên nên luyện tập từ 15-20p mỗi ngày. Nếu không có thời gian, mỗi ngày dành 30phút đi bộ để nâng cao sức khoẻ, chữa lành tinh thần. Việc tập luyện để tiết ra nhiều mồ hôi là cách thải lượng muối trong cơ thể một cách nhanh và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần cân bằng lượng nước nạp vào và lượng nước mất đi, để tránh cơ thể bị mất nước.
Vậy làm thế nào để kiểm soát thói quen ăn mặn của chúng ta?
– Không nên cho muối hoặc gia vị khác vào nước luộc rau.
– Bỏ thói quen chấm ngập đồ ăn vào gia vị, nước chấm.
– Không uống hết nước canh trong các món như phở, bún bò, bún riêu…
– Không chấm trái cây vào muối hoặc gia vị.
– Tự nấu ăn để dễ kiểm soát lượng muối được dùng.
– Không rưới nước mắm vào cơm khi ăn.
Muối rất quan trọng trong mỗi cơ thể của chúng ta. Thế nhưng, việc lạm dụng gia vị này để làm tăng độ ngon của đồ ăn có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ. Cần sử dụng một liều lượng vừa phải để phát huy được hết công dụng của muối khi nạp vào tài sản lớn nhất – là cơ thể của chúng ta.