Sau khi sinh con, cơ thể phụ nữ trở nên vô cùng yếu ớt. Vì vậy, ở cữ là lúc mẹ vừa chăm sóc bé, vừa lấy lại sức khỏe. Đặc biệt, những vùng cơ thể dễ ảnh hưởng và thương tổn trong thời gian mang thai cũng dần hồi phục trong thời gian này.
Trong số đó, có 4 vùng kín phụ nữ cần đặc biệt bảo vệ và chăm sóc sau khi sinh, đó là:
1. Tử cung
Trong thời gian mang thai, tử cung của phụ nữ cũng trở nên căng và rộng hơn nhưng sẽ dần co lại, khôi phục như bình thường sau khi sinh con. Vậy mất bao lâu tử cung mới trở về hình dáng cũ?
Thai nhi đến tháng thứ 10 sẽ rời khỏi bụng mẹ, bắt đầu cuộc sống mới của mình. Còn căn phòng bé ở trước đó – tử cung sẽ không thể ngay lập tức khôi phục nguyên dạng mà phải mất khoảng 6 tuần chăm sóc kỹ càng.
Khi tử cung khôi phục độ co giãn, những chất không cần thiết bên trong tử cung cũng bị đào thải. Thời gian này kéo dài 3 – 4 tuần. Ban đầu, dịch thải ra có màu đỏ, vài ngày sau chuyển nâu và vài tuần sau hóa màu vàng. Máu lúc này thường ở dạng cục nhỏ và không có mùi.
Nếu máu vón cục lớn, có mùi hôi, thời gian thải không đều, quá nhiều hoặc quá ít, sản phụ cần đến khám bác sỹ để tránh bị viêm nhiễm.
Để tử cung khôi phục tốt, sản phụ cần chú ý những điều sau:
+ Đi tiểu ngay sau khi sinh con: Sản phụ cần chú ý đi tiểu ngay sau khi sinh con để tránh cho bàng quang quá căng.
+ Không nên nằm quá nhiều sau sinh: Sau khi sinh con khoảng 6-8 tiếng, sản phụ nên ngồi dậy. Sang ngày thứ 2 nên xuống giường vận động. Điều này giúp cho cơ thể không bị ù lì, có lợi cho việc loại bỏ các chất thải cũng như khôi phục tử cung.
Khi nằm nghỉ, sản phụ nên nằm nghiêng sang trái hoặc phải, không nằm ngửa để tránh tử cung bị lệch về phía sau. Nếu tử cung bị lệch, phải nằm úp người và cong mông lên.
+ Nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ mà còn giúp tử cung khôi phục tốt hơn nhờ kích thích từ việc trẻ bú mẹ.
+ Vệ sinh vùng kín: Sau khi sinh con, phụ nữ cần đặc biệt chú ý vệ sinh vùng kín, tránh viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sự phục hồi của tử cung.
Sản phụ cần chú ý đi tiểu ngay sau khi sinh con để tránh cho bàng quang quá căng. |
2. Âm đạo và cơ đáy chậu
Không ít người thắc mắc, sau khi sinh con, âm đạo và phần cơ đáy chậu của sản phụ sẽ thay đổi như thế nào cũng như làm sao để hồi phục.
+ Sự thay đổi và phục hồi của âm hộ: Sinh con xong, âm hộ của phụ nữ dễ bị sưng phù và tự động phục hồi sau 2-3 tuần. Nếu biết cách chăm sóc, những vết thương tổn và vết cắt trên phần đáy chậu có thể lành sau 4-5 ngày. Nếu bị thương tổn nặng hoặc viêm nhiễm, phải mất 2 tuần – 1 tháng âm hộ và đáy chậu mới khỏi hẳn.
+ Sự thay đổi và phục hồi của âm đạo: Do thai nhi ra khỏi bụng mẹ theo âm đạo và thành âm đạo nên sẽ xuất hiện những vết thương nhỏ và dễ bị sưng phù. Vì vậy, 1-2 ngày đầu sau khi sinh, sản phụ thường có cảm giác đau buốt khi đi tiểu. Khoảng 1 tuần sau mới hết.
Ngoài ra, sau khi sinh âm đạo của phụ nữ sẽ nở rộng, phần cơ thành âm hộ trở nên lỏng lẻo, sức đề kháng kém. Những nếp nhăn bên phần niêm mạc âm đạo sẽ dần biến mất và xuất hiện trở lại sau 3 tuần.
3. Ngực
Nhiều phụ nữ than phần họ thường xuyên cảm thấy tức ngực 2 ngày sau khi sinh. Hạch bạch huyết dưới nách sưng to, đau đớn, thậm chí ngực cũng chảy xệ nhanh hơn.
Một phần nguyên nhân do sinh con xong, ngực của mẹ trở nên mềm hơn và phần còn lại do phụ nữ không biết cách chăm sóc bản thân.
Nhiều người vẫn nghĩ cho con bú là nguyên nhân khiến ngực mẹ chảy xệ. Nhưng sự thật ngược lại, cho con bú giúp ngực mẹ nhanh phục hồi hơn, chỉ cần để đúng tư thế.
+ Không nên đặt trẻ sát ngực: Nếu đặt trẻ đúng tư thế, khi bú mẹ phần huyệt thái dương và lỗ tai sẽ hơi rung nhẹ. Ngoài ra, ngực mẹ cũng không bị đau và sưng phù.
+ Đặt một tay sát xương sườn dưới ngực để chống đỡ, giúp phần đầu vú không bị đè ép nặng quá, khiến tắc tuyến vú.
+ Không nên chỉ cho trẻ bú một bên ngực mà cần thay đổi thường xuyên để tránh áp lực đều dồn về một phía.
+ Trước khi cho trẻ bú mẹ, vẩy nước ấm lên trên ngực để sữa tiết ra tốt hơn.
+ Nếu ngực trở nên cương cứng thì dùng tay vắt sữa cho trẻ uống.
+ Trẻ bú mẹ xong, lấy khăn lạnh lau nhẹ phần đầu ngực để tránh sưng phù.
4. Cơ xương chậu
Phần xương chậu trên cơ thể người gồm xương chậu, xương hông và xương mu, nằm phía dưới phần xương cụt, do 4 miếng xương nhỏ tạo thành.
Xương chậu có tác dụng giúp chống đỡ cơ thể, bảo vệ tử cung và bàng quang. Phần đáy xương chậu có một lớp cơ, tạo thành cơ xương chậu.
Trong thời gian phụ nữ mang thai, xương chậu sẽ giúp chống đỡ cân nặng của thai nhi, cuống rốn cũng như việc tử cung ngày càng rộng. Sinh con xong, phần cơ này sẽ nở ra và trở nên dễ vỡ. Do đó, muốn cơ xương chậu được phục hồi phải để cơ vận động thường xuyên.
Nhiều sản phụ đẻ mổ lo lắng phần cơ thu hẹp lại sẽ gây ra đau nhức, nhưng thực tế đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, giống như một vòng tuần hoàn, không ảnh hưởng gì đến cơ thể. Do đó, cách tốt nhất để phục hồi sức khỏe cũng như cơ xương chậu là chăm chỉ luyện tập.
Những điều nhất định phải biết khi chị em uống thuốc tránh thai
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Trước khi uống thuốc tránh thai, các chị em phụ nữ cần nắm rõ những điều dưới đây nhé. |