2015-08-04 15:07:54
{"nong-tren-mang":"N\u00f3ng Tr\u00ean M\u1ea1ng"}
{"bac-si":"b\u00e1c s\u0129","giang-mai":"giang mai","thi-nghiem":"th\u00ed nghi\u1ec7m","thi-nghiem-dang-so":"th\u00ed nghi\u1ec7m \u0111\u00e1ng s\u1ee3","thi-nghiem-tren-co-the-nguoi":"th\u00ed nghi\u1ec7m tr\u00ean c\u01a1 th\u1ec3 ng\u01b0\u1eddi"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzA4LzA0L3RoaS1uZ2hpZW0tMjJfMTQzODY3NzEwMC0xMTM3NDVwaGFuLW5vLW5odW5nLXRoaS1uZ2hpZW0tdm8tY3VuZy1kYW5nLXNvLXRyZW4tY28tdGhlLW5ndW9pLmpwZw.webp

Phẫn nộ: Những thí nghiệm vô cùng đáng sợ trên cơ thể người

Một thời gian dài, các bác sĩ “vô nhân tính” đã dùng người sống để thí nghiệm các dự án của họ, kết quả là hàng ngàn người chết trong đau đớn và hoảng loạn tột cùng.

1. Thí nghiệm bệnh giang mai

Mô tả ảnh.
 

Năm 1932, Dịch vụ Y tế công cộng Mỹ phối hợp với viện Tuskegee thực hiện nghiên cứu về sự phát triển tự nhiên của bệnh giang mai khi không được điều trị. Theo đó, 600 nam giới người Mỹ gốc Phi ở vùng nông thôn Alabama đã trở thành đối tượng của thí nghiệm phi đạo đức trên. Trong số đó có 399 người mắc bệnh giang mai từ trước.

Mặc dù nói với bệnh nhân là họ đang được điều trị nhưng thực chất họ không được bác sĩ chữa trị. Cụ thể, các bác sĩ không hề chữa trị hoặc chữa trị sai phương pháp cho các bệnh nhân mắc bệnh giang mai nhằm mục đích quan sát sự tiến triển của bệnh giang mai gây tử vong cho con người như thế nào. Thêm vào đó, các bệnh nhân không tìm đến các cơ sở chữa bệnh khác để điều trị bệnh khi không thấy tình hình sức khỏe cải thiện.

Ngay cả sau năm 1940, khi penicilin được sử dụng để điều trị bệnh giang mai thì các đối tượng tham gia thí nghiệm trên cũng không được các bác sĩ cho sử dụng. Mãi đến năm 1972, thí nghiệm phi nhân tính, vô đạo đức trên mới bị phát giác và gây ra sự phẫn nộ lớn trong dư luận. Khi đó, thí nghiệm về bệnh giang mai trên mới khép lại.

2. Tiêm virus vàng da vào cơ thể nạn nhân


Mô tả ảnh.

Bác sĩ Đức Quốc xã Karl Brandt bị xét xử tại phiên tòa ngày 20/8/1947.

Từ năm 1943 đến 1945, bác sĩ Karl Brandt của Đức Quốc xã là người đứng đầu nhóm thí nghiệm về bệnh vàng da hay còn gọi là viêm gan A tại 2 trại tập trung Sachsenhausen và Natzweiler. Nạn nhân được tiêm vào cơ thể loại virus gây bệnh. Hàng loạt triệu chứng mà họ phải trải qua bao gồm đau bụng, sốt và buồn nôn.

Kết quả, nhiều nạn nhân thiệt mạng vì nhiễm trùng, trong khi những người khác phải chịu nhiều đau đớn. Brandt sau đó phải hầu tòa vì những xét nghiệm vô nhân tính.

3. Thí nghiệm lưu lượng máu ở trẻ sơ sinh

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa.

Vào những năm 1960, Khoa Nhi thuộc ĐH California đã tiến hành mộtnghiên cứu về lưu lượng máu và huyết áp của trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 1 giờ đến 3 ngày tuổi thay đổi như thế nào. Các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp kinh hoàng đối với 113 trẻ sơ sinh. 

Theo đó, các bác sĩ dùng một ống thông đường tiểu đưa vào từ động mạch rốn của mỗi đứa trẻ vào đến động mạch chủ. Sau đó, bàn chân của các trẻ sơ sinh sẽ được đặt trong nước đá lạnh khiến thân nhiệt của các đối tượng giảm nhanh. Sau đó, các chuyên gia tiến hành đo áp suất ở động mạch chủ. Trong số đó còn có 50 đối tượng bị cắt bao quy đầu và được đặt nghiêng cơ thể khiến máu dồn lên phía đầu để các chuyên gia quan sát lưu lượng máu và huyết áp của trẻ sơ sinh thay đổi như thế nào.

4. Lốt phóng xạ ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh

Ủy ban Năng lượng nguyên tử Mỹ (AEC) là cơ quan đứng đằng sau thí nghiệm phi đạo đức này. Trong số những thí nghiệm đó có hai thí nghiệm được tiến hành năm 1953 tại Đại học Iowa. Tại đây, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai bị phơi nhiễm Iốt phóng xạ.

Mô tả ảnh.
Ảnh minh họa.

Nghiên cứu đầu tiên liên quan đến phụ nữ mang thai tiếp xúc với Iốt phóng xạ. Nghiên cứu thứ hai nhắm đến mục tiêu là nghiên cứu phôi thai không phát triển bị ảnh hưởng như thế nào khi tiếp xúc với Iốt phóng xạ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu ảnh hưởng của Iode phóng xạ đối với 25 trẻ sơ sinh nhằm đo lượng Iốt phóng xạ tích lũy trong tuyến giáp của nhóm đối tượng này thay đổi thế nào. Đến năm 1974, thí nghiệm trên của AEC bị bãi bỏ sau khi nghiên cứu phi nhân tính trên bị phát giác và dư luận chỉ trích nặng nề.

5. Tiêm chất phóng xạ vào người:

Khi Mỹ tiến hành tạo ra những quả bom nguyên tử đầu tiên vào cuối Chiến tranh thế giới thứ II, các nhà khoa học muốn kiểm tra sức tàn phá và mức độ nguy hiểm của plutonium đối với cơ thể con người có thể đạt đến mức nào. Và sự kiện xảy ra ngày 10/4/1945 khi plutonium được tiêm thử nghiệm vào một nạn nhân trong vụ tai nạn xe hơi ở Oak Ridge – bang Tennessy – Mỹ đã cho thấy cơ thể con người bị nhiễm phóng xạ nhanh hơn so với dự đoán của các nhà khoa học. Đã có khoảng trên 400 thí nghiệm về tác động của phóng xạ trên con người, chủ yếu là các thí nghiệm kiểm tra tác động sinh học của hàm lượng phóng xạ đối với cơ thể con người và một số thí nghiệm về điều trị ung thư. 

6. Đóng băng cơ thể

Mô tả ảnh.
Bác sĩ Đức Quốc xã đang thử nghiệm sức chịu đựng của nạn nhân.

Đức Quốc xã thực hiện thí nghiệm đóng băng trên cơ thể người nhằm mô phỏng các điều kiện mà quân đội Đức phải đối diện trên mặt trận phía đông. Bác sĩ Đức Quốc xã thả những binh sĩ Nga hoặc người Do Thái khỏe mạnh vào một thùng nước lạnh.

Đa số nạn nhân mất ý thức và tử vong khi nhiệt độ cơ thể là 25 độ C hoặc thấp hơn. Đối với người còn sống, các bác sĩ tiếp tục dội nước sôi vào bàng quang, ruột và dạ dày.

7. Gỡ bỏ xương

Mô tả ảnh.

Những vết khâu chằng chịt trên cơ thể nạn nhân của thí nghiệm do bác sĩ của Đức Quốc xã thực hiện. 

Để nghiên cứu về quá trình tái sinh của cơ thể, bác sĩ Đức Quốc xã chọn những người khỏe mạnh rồi gỡ bỏ xương ở vai, cánh tay, hôngcủa nạn nhân và ghép vào một cơ thể khác. 

“Dù không biết họ làm những gì, tôi cảm thấy vô cùng đau đớn, như thể một phần chân tôi bị cắt lìa. Hai tuần sau đó, các bác sĩ đưa chúng tôi trở lại bàn phẫu thuật. Họ gỡ băng gạc ở chân. Lúc ấy, tôi thấy rõ những vết rạch sâu đến thấu xương”, Vladislava Karolewska, một nạn nhân may mắn sống sót sau thí nghiệm, kể lại.

8. Phun virus cúm vào mũi tù nhân

Năm 1957, khi dịch cúm lan rộng, chính phủ Mỹ cho phép các nhà khoa học xịt virus cúm vào mũi của 23 phạm nhân tại nhà tù Patuxent ở Jessup, Maryland. Qua đó, các bác sĩ so sánh phản ứng của những tù nhân trên với 32 người khác nhiễm bệnh vừa được tiêm vaccine.

Bí ẩn về thiết bị giao tiếp với người chết
homas Edison được cho là đã phát minh ra thiết bị giao tiếp với người chết và truyền đạt thiết kế máy lại cho đồng nghiệp.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...