1- Lao phổi, viêm phế quản mạn tính ở người già:
Quả lựu tươi chưa chín 1 quả, bóc lấy hạt ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
2- Trẻ em có tích trệ ăn không tiêu, có ký sinh trùng đường ruột
Dùng nước ép hạt lựu thêm đường và nước cho uống. Tuy hiệu quả kém nhưng an toàn hơn vỏ rễ lựu
3-Trẻ em bị ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy…
Lấy quả lựu muối nấu cháo cho trẻ ăn. Cách làm quả lựu muối: Hái quả lựu chín tốt nhất là những quả chín nứt vỏ, cho vào thố (vại, lọ…), rắc muối, đậy kín đem phơi nắng, mỗi ngày trở vài lần. Một thời gian vỏ lựu mềm, nước từ trong quả lựu thoát ra ngoài hoà lẫn nước muối. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi khô nước thì lấy lựu ra cất vào hũ. Cất càng lâu công hiệu càng cao.
4- Phòng ngừa ra nhiều mồ hôi vào mùa hè:
Nấu canh cho một số hạt lựu tươi. Canh này còn phòng chữa chứng đau đầu ở phụ nữ và giúp trẻ em tiêu hoá tốt.
5-Ăn nhiều thịt khó tiêu, phụ nữ bạch đới, kinh nguyệt quá nhiều:
Dùng quả lựu muối nấu với canh thịt heo ăn.
6- Viêm loét trong miệng: l
Lựu tươi 1-2 quả, lấy hạt giã nát, ngâm vào nước sôi rồi lọc lấy nước để nguội ngậm nhiều lần trong ngày.
7- Tiêu hoá kém, đau bụng, tiêu chảy:
Lựu 2-3 quả bỏ vỏ lấy cùi với một chén rưỡi nước sắc lấy nửa chén rồi đổ vào một ít mật ong, uống làm 2-3 lần trong ngày.
8- Đại tiện ra máu, tiêu chảy kéo dài:
Ruột quả lựu sấy khô, tán bột. Mỗi lần 10-12g với nước cơm. Hoặc 1 quả lựu tươi nguyên vỏ giã nát sắc với mấy hạt muối để uống.
Giấy phép số 33/GP-STTTT do Sở Thông tin & Truyền thông TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 24/08/2016
Chịu trách nhiệm nội dung: Tiến sĩ Võ Danh Hải.
KhoevaDep.vn giữ bản quyền nội dung trên website này. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Hợp tác vận hành và phát triển bởi Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Thể thao Sài Gòn (SSDIC).
Địa chỉ liên hệ: 10C Đặng Văn Ngữ, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Email: ssdic.vn@gmail.com Hotline: 0816888688