Trong sử sách có viết Điêu Thuyền là con nuôi của Tư đồ Vương Doãn và được ông hết sức yêu chiều. Trong thời gian này, Đổng Trác với sự giúp đỡ của Lã Bố đã thâu tóm hết quyền binh, ám hại công thần và ăn chơi sa đọa.
Cái tên Điêu Thuyền trở nên lừng lẫy đến vậy là nhờ xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa. Ít ai ngờ rằng, vẻ đẹp khiến “hoa hờn nguyệt thẹn” ấy lại ẩn chứa một nguồn sức mạnh phi thường đủ để làm cho bánh xe lịch sử phải đổi hướng khi khiến liên minh Đổng Trác – Lữ Bố bị tan rã. Nhiều nhận định cho rằng Điêu Thuyền chính là “nữ tướng” mạnh nhất thời Tam Quốc.
Ảnh minh họa Điêu Thuyền trên Phim. |
Hồng nhan nhưng bạc mệnh
Dù chỉ là một người phụ nữ nhỏ bé nhưng việc cô làm được thật sự không nhỏ chút nào. Sắc đẹp của cô làm trăng tròn cũng phải xấu hổ mà trốn sau mây. Đến tận bây giờ, tên của cô vẫn được lưu truyền. Nhưng thực sự Điêu Thuyền là ai, và cuộc đời cô trôi nổi đi đâu vẫn đang là một ẩn số.
Nói về “Tam quốc diễn nghĩa”, dường như chẳng mấy người Việt Nam cảm thấy xa lạ, có thể nói là đã tạo ra một sức sống và sự lan tỏa cực kỳ mãnh liệt, vượt ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, với những người tò mò và thích suy luận, sau khi đọc bộ tiểu thuyết “Tam quốc diễn nghĩa”, ắt sẽ không khỏi cảm thấy cuốn tiểu thuyết “ba phần thực, bảy phần hư” này có nhiều tình tiết rất “khả nghi”, thậm chí phi logic và không thể lý giải được?
Trên thực tế, Điêu Thuyền vốn không phải là tên. Điêu Thuyền là tên gọi chung cho những người hầu chuyên phục vụ áo mũ cho quan lại trong triều đại nhà Hán.
Sinh sống dưới đời Hán Hiến Đế (190 – 220 sau Công Nguyên), Điêu Thuyền cũng như Tây Thi là những người đẹp đại diện cho những số phận hồng nhan nhưng bạc mệnh vì những mưu toan chính trị.
Mặc dù, trong các bộ chính sử, người ta hoàn toàn không tìm thấy bất cứ ghi chép nào về nguồn gốc xuất thân của mỹ nữ lừng danh này. Tuy nhiên, trong nhiều truyền thuyết dân gian thì Điêu Thuyền vốn họ Nhậm, tên là Hồng Xương. Quê quán thì mỗi chuyện một phách, người nói ở Lâm Thao, người nói ở Mễ Chi, người lại nói ở Hân Châu.
Trong sử sách có viết Điêu Thuyền là con nuôi của Tư đồ Vương Doãn và được ông hết sức yêu chiều. Trong thời gian này, Đổng Trác với sự giúp đỡ của Lã Bố đã thâu tóm hết quyền binh, ám hại công thần và ăn chơi sa đọa. Đứng trước tình cảnh này, Vương Doãn và Điêu Thuyền đã bày kế ly gián liên hoàn nhằm lật đổ Đổng Trác.
Ông hứa gả nàng cho con nuôi Đổng Trác là Lã Bố, nhưng sau đó lại hiến nàng cho Đổng Trác. Điêu Thuyền một mặt khóc lóc với Lã Bố là mình bị Đổng Trác cướp đi và cưỡng bức, mặt khác lại nỉ non với Đổng Trác là mình bị Lã Bố sàm sỡ. Hai bố con nghi kỵ nhau, cuối cùng Lã Bố giết Đổng Trác.
Người con gái bé nhỏ đã làm được điều mà cả vạn đấng mày râu vũ dũng bó tay đó là dùng trí thông minh ưu việt của mình để ly gián Đổng Trác và Lã Bố, khiến cho Lã Bố phải nổi cơn ghen, say máu vác kích đuổi theo Đổng Trác để giết, làm náo loạn Phụng Nghi Đình, từ đó mở ra thời đại Tam Quốc phân tranh.
Sự mất tích bí ẩn của Điêu Thuyền?
Theo “Tam quốc diễn nghĩa”, khi Đổng Trác chết, Điêu Thuyền về làm vợ lẽ của Lã Bố. Sau khi Lã Bố bị Tào Tháo giết, tác giả La Quán Trung không nói thêm một lời nào về Điêu Thuyền nữa. Không ít người say mê “Tam quốc diễn nghĩa”, tin Điêu Thuyền là nhân vật có thật đã đặt câu hỏi: Cuộc đời người con gái này ra sao sau cái chết của Lã Bố?
Sự mất tích của một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc không phải là chuyện nhỏ, vì vậy cho dù sử sách không ghi nhưng trong dân gian và các sách vở khác có không ít cách kể về nàng. Nhiều người cho rằng, khi Lã Bố thua trận, nàng đã chết trong cảnh hỗn loạn trong khi tìm cách chạy thoát.
Nhưng đa số cho rằng, một nhan sắc nổi bật như nàng sẽ khó mà lẫn giữa đám đông. Những kẻ vây thành vẫn luôn để ý đến đám vợ con, tỳ thiếp của đối thủ, nên nhiều khả năng Điêu Thuyền đã lọt vào tay một trong những kẻ thắng trận, ở đây là cha con Tào Tháo.
“Tam quốc diễn nghĩa” đã vài lần kể chuyện cha con Tào Tháo chiếm đoạt đàn bà đẹp của những kẻ bại trận. Thế nhưng sau khi thắng Lã Bố, không thấy tác giả nói gì đến chuyện này.
Lại có những suy đoán rằng, người đẹp Điêu Thuyền đã lọt vào tay anh em Lưu Bị, đồng minh của Tháo trong cuộc đấu với Lã Bố. Đó là sau khi Lã Bố thua trận bị Tào Tháo thắt cổ chết. Lưu Bị chiếm được Điêu Thuyền, thấy Điêu Thuyền đẹp như hoa tựa ngọc, có ý muốn lấy nàng làm vợ. Còn Trương Phi thấy Điêu Thuyền cũng hồn siêu phách tán.
Riêng Quan Công nhìn thấy tâm lý của hai người bạn kết nghĩa sinh tử với mình như thế, mới lên tiếng bảo với Trương Phi rằng :
-Chẳng ngờ tam đệ mà cũng yêu thích mỹ nhân nhỉ !
Thì Trương Phi đáp :
– Điêu Thuyền đẹp thế này, lấy đai ca mới thật xứng đôi! Lưu Bị trong lòng thật muốn lấy Điêu Thuyền làm vợ, nhưng không tiện nói ra, mới giả ý nói:
– Nhị ca chưa có gia đình, hay là để cho nhị ca lấy vợ đã.
Quan Vũ vội vã từ chối ngay:
– Đệ không cần đâu, đệ không cần đâu.
Lưu Bị lại gán cho Trương Phi, nhưng Trương Phi cũng không tiện nói ra, lại cố ý nhượng lại cho Lưu Bị. Cả ba anh em nhượng đi nhượng lại, nhất thời không ai chịu nhận lãnh Điêu Thuyền làm vợ.
Quan Vũ vốn không phải là người ham nữ sắc, biết được tâm tư tình cảm của Lưu Bị và Trương Phi như vậy, bụng bảo dạ: Đổng Trác, Lã Bố nhân vì sủng ái Điêu Thuyền mà thân bại danh liệt, sự nghiệp tiêu tan. Nay đại ca và tam đệ bị nữ sắc làm say mê quyến rũ, là một điều không tốt.
Nếu như đại ca và tam đệ vì một người đàn bà làm thương tổn hòa khí, rồi vì đắm say Điêu Thuyền, đại ca không lo tiến thủ nữa, khi đó có hối thì cũng muộn rồi. Người con gái này không thể lưu lại được. Nghĩ thế, Quan Vũ quyết định phải giết Điêu Thuyền.
Tuy nhiên lại có sách nói, Điêu Thuyền nằm trong đám gái đẹp của Lã Bố bị Tào Tháo đưa về kinh, rồi sau đó ban cho Quan Vân Trường khi ông hàng Tào. Quan Vân Trường nghe nói đến Điêu Thuyền, biết là vợ cũ của Lã Bố vẫn còn tiếc mạng sống để chấp nhận làm đồ chơi cho kẻ khác sau khi chồng chết thì tỏ ý không hài lòng. Nàng biết ý, bèn tự sát. Cũng có tài liệu cho rằng người đẹp khuynh quốc này được Quan Vân Trường nhận làm nàng hầu, chỉ đến khi ông bị giết mới không biết nàng phiêu dạt nơi đâu.
Tuy như vậy, trong truyền thuyết dân gian, vốn sẵn thông cảm với Điêu Thuyền, cho rằng những kịch bản vừa nêu trên vẫn chưa giải thích minh bạch về cái chết của Điêu Thuyền. Bi kịch Điêu Thuyền, phản ánh đúng cái quan niệm nam tôn nữ ty, nam giớí trọng hơn nữ giớí ở thời kỳ phụ hệ cực thịnh của xã hội phong kiến Trung Hoa, trong đó tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.
Công lao và sự lợi hại của Điêu Thuyền khiến cho người đời sau không khỏi thán phục và có phần e sợ. Như Mao Tôn Cương trong Thánh Thán Ngoại Thư viết có viết: “18 lộ quân chư hầu không giết nổi Đổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Điêu Thuyền lại giết nổi Đổng Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lã Bố, mà chỉ một nàng Điêu Thuyền thắng nổi. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm giáp khôi, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Xem thế thì cái bản lãnh của “nữ tướng quân” quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!”
Nhưng dù nghiêng về giả thuyết nào thì cũng có thể khẳng định rằng, người con gái này không có hậu vận tốt. Cũng như hầu hết các mỹ nhân khác của Trung Quốc cổ đại bị biến thành đồ chơi hay con cờ chính trị. Tên tuổi củaĐiêu Thuyền trong “Tam quốc diễn nghĩa” cũng nhanh chóng bị quên lãng và không ai biết nàng đi đâu, về đâu. Vì lẽ đó, dù Trung Quốc có vô số mỹ nhân tuyệt sắc, Điêu Thuyền vẫn được coi là một trong bốn nhan sắc tiêu biểu nhất cho dù không biết nàng là ai.
Những quy tắc ngầm khi ân ái của hoàng đế Trung Quốc
Ngoài những quy tắc theo quy định còn có những quy tắc ngầm mà các bậc đế vương và các phi tần dùng khi thị tẩm. |