2015-09-03 15:18:52
{"nong-tren-mang":"N\u00f3ng Tr\u00ean M\u1ea1ng"}
{"hien-tuong-thien-van-ky-thu":"hi\u1ec7n t\u01b0\u1ee3ng thi\u00ean v\u0103n k\u1ef3 th\u00fa","nguyet-thuc-toan-phan":"nguy\u1ec7t th\u1ef1c to\u00e0n ph\u1ea7n","sieu-trang":"si\u00eau tr\u0103ng","sieu-trang-mau":"si\u00eau tr\u0103ng m\u00e1u","trang-mau":"tr\u0103ng m\u00e1u"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzA5LzAzL3NpZXUtdHJhbmctMTBfMTQ0MTI2ODMzMi0xMTQ4NDd0cmFuZy1tYXUtdmEtc2lldS10cmFuZy1zZS1jdW5nLXh1YXQtaGllbi12YW8tdGhhbmctOS1uYXkuanBn.webp

“Trăng máu” và “siêu trăng” sẽ cùng xuất hiện vào tháng 9 này

Mặt trăng sẽ trông lớn hơn bình thường tới 14%, do đây là thời điểm trăng ở gần nhất trong quỹ đạo của nó đối với Trái đất.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết một hiện tượng hiếm có sẽ xảy ra vào cuối tháng 9 khi nguyệt thực toàn phần (trăng máu) và siêu trăng cùng xuất hiện.

Mô tả ảnh.
NASA cho biết hiện tượng “trăng máu” và siêu trăng sẽ cùng xuất hiện sau hơn 30 năm kể từ lần xuất hiện trước.

Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng “siêu nguyệt thực toàn phần” lần đầu tiên xuất hiện trong 30 năm sẽ diễn ra vào cuối tháng 9.Cụ thể, vào ngày 28/9/2015, những người may mắn sẽ được chứng kiến thời khắc vô cùng hiếm có với sự kết hợp của cả 2 hiện tượng: siêu mặt trăng – nguyệt thực toàn phần.

Theo NASA, lần gần nhất thế giới được chứng kiến siêu trăng và nguyệt thực toàn phần diễn ra cùng một lúc là vào năm 1982. Theo dự đoán thì sau sự kiện năm nay, phải đến năm 2033 hiện tượng này mới xuất hiện trở lại.

Các khoa học gia tại NASA cho biết, vào ngày này, Mặt trăng sẽ trông lớn hơn bình thường tới 14%, do đây là thời điểm trăng ở gần nhất trong quỹ đạo của nó đối với Trái đất. 

Theo các khoa học gia:“Khi kết hợp siêu trăng và nguyệt thực toàn phần – Mặt trăng bị che khuất do nằm giữa Mặt trời và Trái đất – chúng ta có Siêu nguyệt thực toàn phần.


“Hiện tượng này đặc biệt vì nó không xảy ra thường xuyên. Trong 100 năm, nó mới xuất hiện 4 lần vào các năm 1928, 1946, 1964 và 1982”, các nhà khoa học của NASA cho hay.

Nguyệt thực thông thường xảy ra theo chu kỳ 2,5 năm một lần. Hiện tượng này xuất hiện khi trái đất ở giữa mặt trăng và mặt trời. Vệ tinh tự nhiên của địa cầu không biến mất hoàn toàn trong thời gian nguyệt thực mà chỉ chuyển sang màu đỏ cam. Vì vậy, nhiều người gọi nguyệt thực là “trăng máu”.

Tùy thuộc vào thời tiết, những người chiêm ngưỡng có thể thấy mặt trăng lớn và sáng hơn bình thường, sau đó hiện tượng “trăng máu” xuất hiện đêm 27 rạng sáng ngày 28/9. Người dân tại Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Tây Á, khu vực phía đông Thái Bình Dương, châu Âu và châu Phi có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn khoảnh khắc này.

Tuy nhiên, lần này Việt Nam chúng ta không nằm trong vùng quan sát được hiện tượng hiếm có này.

Kịch bản “chết chóc” khi xảy ra viễn cảnh Mặt trời biến mất
Trái đất đóng băng, bóng tối vĩnh cửu, khả năng “bay lạc lối”… là những gì sẽ xảy ra nếu không có Mặt trời.
Sửng sốt với những địa điểm kỳ quái có 1 không 2 trên Trái Đất
Những địa danh có một không hai này sẽ khiến bạn không khỏi sửng sốt như đi lạc vào một hành tinh khác.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...