Lấy vợ cho chồng. Dễ hay khó?
Ớt nào mà ớt chẳng cay
Gái nào mà chẳng lại hay ghen chồng
Chồng chung ai dễ nhường phần cho ai
Trong căn nhà hai tầng ở một ngõ nhỏ, hàng xóm láng giềng đều coi chuyện nhà anh là không chuyện bình thường vì anh chị đều khỏe mạnh, con cái đã lớn, từ khi chị sinh bé thứ hai đến nay con bé đã được 10 tuổi mà người phụ nữ giúp việc ấy vẫn ở nhà anh chị và chăm sóc hai đứa bé. Chúng gọi là cô và xưng con rất thân thiết. 10 năm không phải là khoảng thời gian ít ỏi cho cuộc sống chung của một ngôi nhà có hai phụ nữ với một người đàn ông.
Mà họ vẫn đang ở độ tuổi trẻ, người phụ nữ giúp việc cho gia đình anh không phải là một người trung niên, già cả hay quê mùa…Trái lại, trông chị thật gọn gang, nhanh nhẹn, dễ nhìn dễ ưa. Chị làm công việc trong nhà anh , nếu không có sự có mặt của vợ anh, thì ai cũng nghĩ chị là vợ anh và là mẹ của hai đứa trẻ. Vì cách chị chăm sóc, nội trợ và quán xuyến mọi việc trong gia đình đích thực là một người vợ người mẹ đảm trong nhà.
Và khi con anh cứng cáp, đáng lẽ anh chị gửi con đi trẻ, đứa lớn tự đi học thì anh chị cũng cho người giúp việc nghỉ làm để đỡ chi phí và quan trọng là “ chẳng có việc gì cho người giúp việc làm” vì anh chị chỉ làm nhân viên, gia cảnh bình thường , vợ chồng khỏe mạnh, con cái đã cứng cáp, thì thuê người giúp việc thêm làm gì ?
Vậy mà chị vẫn ở lại nhà anh, chăm sóc con anh và gia đình hàng ngày như chẳng phải bận tâm lo lắng một điều gì cả. Và gia đình anh cũng thế, không một ai bày tỏ thái độ muốn chị nghỉ hay coi sự có mặt của chị là không cần thiết nữa.
Đầu tiên dễ hiểu là dư luận và bà con hàng xóm để ý và quan sát gia đình anh chị nhiều lắm. Bất cứ một thay đổi, một cử chỉ, một trạng thái tâm lý nào đó của mọi người trong nhà đều bị để ý. Họ làm thế là bình thường vì chuyện của nhà anh là “không bình thường”. Họ không hiểu sao chị không khóc, chưa bao giờ thấy chj có dấu hiệu “đỏ mắt , sưng mắt vì khóc “ , chẳng bao giờ thấy anh cau có, căng thẳng , đầu bù tóc rối và chẳng bao giờ thấy con anh tỏ ra lo lắng buồn bã vì một chuyện gì đó không vui xảy ra trong gia đình …..
Và người phụ nữ giúp việc cứ ở trong nhà anh năm này qua năm khác, và họ đầm ấm bên nhau như thế. Và hàng xóm , dân phố bắt đầu quen dần với sự có mặt đó của người phụ nữ trong nhà anh.
Đến một ngày vợ anh phải đi bệnh viện và chị ở đó chỉ trong một tháng thôi và không bao giờ quay trở về nữa. Chị bị ung thư tử cung và khi bệnh phát thì rất nhanh. Hàng xóm sau những phút giây thương tiếc cho gia đình hạnh phúc của anh, và họ nghĩ chắc chắn anh có khi sẽ phải lòng cô giúp việc cũng nên để họ thành vợ thành chồng.
Điều đó cũng không khó khăn nữa vì cô giúp việc đã quen thuộc với gia đình và con cái anh lâu rồi….
Nhưng họ vẫn chỉ là họ, vì họ đâu có ở nhà anh, họ chỉ nhìn thấy ngôi nhà đó có hai phụ nữ với một người đàn ông sống hòa thuận.
Chỉ sau 3 tháng, anh cũng lại đột ngột ra đi, vì một căn bệnh cũng ngang trái không kém, anh bị một khối u trong não và không thể mổ.
Trước khi ra đi, anh mời đại diện dân phố tới làm chứng cho anh giấy tờ di chúc của anh. Và tại đây câu chuyện “ một người đàn ông với hai phụ nữ” được anh giãi bày.
Vợ chồng anh yêu nhau và lấy nhau bình thường, vợ anh là người con gái mồ côi nên anh thương và lấy không điều kiện. Mẹ anh mất sớm, bố anh đi bước nữa nên anh hiểu hoàn cảnh côi cút của cô. Từ nhỏ anh sống cũng ông bà ngoại. Ông bà mất và anh với bố mất liên lạc vì ông cùng vợ lẽ vượt biên nước ngoài những năm 70 của thế kỷ trước và không có tin tức từ đó.
Nhưng cuộc đời anh không yên ả dễ dàng như thế khi đến với cô gái côi cút và lấy nhau. Vì hoàn cảnh ở với ông bà nên anh cũng có một thời hư hỏng, dù học vẫn đến nơi đến chốn nhưng anh cũng trăng hoa, coi việc yêu đương trai gái và phá thai cho bạn gái là thể hiện “bản lĩnh đàn ông” của mình. Anh không biết phá nát đời con gái bao nhiêu cô và không biết đã làm bao nhiêu nước mắt đau khổ phải rơi vì mình. Anh sống trong thờ ơ và lạnh lung nhìn cuộc đời.
Đến một ngày anh cũng biết yêu, anh yêu cô gái con nhà nghèo mà hiền lành như đất, anh cũng làm cô có thai, cô muốn giữ lại nhưng anh chỉ có yêu chứ chưa có cưới, anh đưa người yêu đến chỗ bác sĩ quen để giải quyết, nhưng cô đã bỏ trốn và anh không tìm được cô nữa.
Thời gian trôi đi anh dần quên cô gái trẻ và anh lấy vợ, cô vợ côi cút và anh thương cô, cô sinh cho anh con và họ êm ấm trong hạnh phúc.
Đến một ngày vợ anh nói sẽ nhờ một người giúp việc vì vợ sắp sinh đứa thứ 2. Anh đồng ý vì vợ anh sức khỏe không tốt. Đến khi vợ anh đưa người giúp việc về, anh giật mình nhận ra đó là người yêu cũ của mình.
Người yêu cũ của anh không ngạc nhiên và vợ anh không ngạc nhiên, chỉ có anh thấy xấu hổ. Nhưng họ đã giúp anh hiểu ra “ sai lầm nào cũng có thể sữa chữa nếu như thành thật muốn”.
Đầu tiên vợ anh muốn đền bù nỗi đau và sự mất mát của cô bằng việc sẵn sàng cùng hai con ra đi để anh hàn gắn và làm lại với người yêu cũ. Vì vợ anh biết anh chỉ yêu cô ấy, còn anh chỉ thương mà lấy mình thôi.
Nhưng người yêu cũ của anh nhất định và tha thiết mong hai người hãy coi cô như em gái và xin cho cô được biết “làm mẹ” khi chăm sóc đứa con sắp ra đời của anh chị. Ngày đó cô ra đi hai bàn tay trắng với cái bụng mang giọt máu của anh, chỉ mong được giữ lại. Nhưng sau một tai nạn khi cô làm việc phụ vữa kiếm tiền sinh nhai, cô bị ngã và xảy thai, cô vĩnh viễn mất quyền làm mẹ.
Trong thời gian phiêu bạt, cô cũng được nhiều người thương xin lấy làm vợ cho dù họ biết cô mất khả năng ….nhưng cô nhất đinh không lấy ai mà làm việc chăm chỉ và lặng lẽ với một tình yêu vô bờ dành cho anh chứ không nuôi oán hờn anh.
Và cô đã gặp vợ anh trong một lần cùng tham gia một hoạt động từ thiện. Chỉ mới gặp mà họ thân nhau như chị em và thời gian cùng làm việc xã hội khiến họ dễ chia sẻ hoàn cảnh của nhau. Khi cô kể chuyện của mình, vợ anh hiểu đó là người yêu cũ của chồng vì anh từng day dứt nói về “tội lỗi quá khứ” cho chị để hối lỗi.
Chị đã nói với cô về việc anh ấy chính là chồng chị. Và