2015-09-29 09:50:11
{"khoe-dep":"Kho\u1ebb \u0111\u1eb9p"}
[]
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzA5LzI5L2JhaS01anBnXzE0NDM0OTUwMTAtMTQyNzQ2Ym90LW5nb3QtLW5odW5nLXRoYWMtbWFjLXRodW9uZy1nYXAuanBn.webp

Bột ngọt – những thắc mắc thường gặp

Bột ngọt được sản xuất từ những nguyên liệu như mía, khoai mì…thông qua phương pháp lên men vi sinh vật. Thành phần chính của bột ngọt là glutamate – một axit amin.

Bột ngọt là một gia vị được sử dụng phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Xung quanh gia vị này, có nhiều thắc mắc thường gặp liên quan đến tính an toàn và cách thức sử dụng…

Bột ngọt được sản xuất từ những nguyên liệu như mía, khoai mì…thông qua phương pháp lên men vi sinh vật. Thành phần chính của bột ngọt là glutamate – một axit amin cũng tồn tại phổ biến trong thực phẩm tự nhiên.

Bột ngọt được sử dụng trong nhiều món ăn hàng ngày

Nhiều tổ chức y tế và sức khỏe trên thế giới như JECFA (Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO)), EC/SCF (Ủy ban Khoa học Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu), FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ)…đã kết luận bột ngọt an toàn đối với cả người lớn và trẻ em với liều dùng hàng ngày không xác định (lượng dùng tùy theo sở thích và khẩu vị). Tại Việt Nam, Bộ Y tế xếp bột ngọt vào “Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” từ năm 2001.


Bột ngọt có gây ảnh hưởng đến thần kinh không?

Trong cơ thể người tồn tại “hàng rào ở ruột” và “hàng rào máu-não” là những cơ chế khiến cho bột ngọt hay glutamate từ khẩu phần ăn không di chuyển vào não. Glutamate sử dụng cho hoạt động của não được các tế bào não tự tổng hợp.

Thứ nhất, “hàng rào ở ruột” có thể hiểu là hầu hết lượng glutamate ăn vào sẽ được hấp thụ bởi các tế bào ruột. Tế bào ruột sử dụng glutamate như nguồn năng lượng. Do vậy, hầu như không có glutamate đi vào máu. Thứ hai, cấu trúc “hàng rào máu-não” cũng ngăn glutamate từ máu đi vào não.

Như vậy, việc sử dụng bột ngọt như một gia vị trong chế biến món ăn không gây ảnh hưởng đến não và hoạt động thần kinh.

Sử dụng bột ngọt trong món ăn an toàn đối với cả người lớn và trẻ nhỏ

Có thể sử dụng bột ngọt cho trẻ nhỏ không?

Năm 1987, tổ chức JECFA

Đồng thời, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tại các giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ như giai đoạn bào thai, giai đoạn bú sữa mẹ và giai đoạn từ ăn dặm trở về sau, việc người mẹ sử dụng bột ngọt hay bổ sung bột ngọt vào thức ăn của trẻ không có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Như vậy, hiện nay không có khuyến cáo nào về việc hạn chế sử dụng bột ngọt cho trẻ em. Tuy nhiên, phải chú ý phối hợp các thực phẩm tự nhiên để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ chứ không nên lạm dụng chất phụ gia.

Bột ngọt có gây khó chịu (tê mỏi, nóng mặt…) sau khi ăn không?

Năm 1968, một nhà khoa học đã mô tả một vài triệu chứng xuất hiện sau khi ăn ở các nhà hàng Trung Quốc như: tê mỏi, khó thở, chóng mặt, hồi hộp… Nhà khoa học này giả định nguyên nhân có thể là một trong những gia vị được sử dụng rộng rãi trong chế biến món ăn Trung Quốc như rượu, nước tương, muối ăn hoặc bột ngọt.

Liên quan đến bột ngọt, năm 1987, dựa trên các kết quả nghiên cứu, JECFA đã chính thức tuyên bố rằng bột ngọt không phải là nguyên nhân gây ra hội chứng này. Kết luận này cũng được khẳng định bởi nhiều nghiên cứu sau đó.

Như vậy, bột ngọt không phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu như tê mỏi, chóng mặt…mà một số người có thể gặp phải sau khi ăn các món ăn như phở, bún…Không loại trừ nguyên nhân một số người có cơ địa quá mẫn cảm với lượng lớn bột ngọt được sử dụng trong các món ăn đường phố (dù phản ứng chỉ thoáng qua và không nghiêm trọng, trong trường hợp này có thể giảm bớt lượng dùng) hoặc do yếu tố tâm lý ở người sử dụng sau khi nghe nhiều thông tin không tốt về bột ngọt.

Chỉ nên nêm bột ngọt khi chuẩn bị nấu xong món ăn?

Trong đun nấu thông thường, với các hình thức chế biến món ăn khác nhau như luộc, canh/súp, xào, chiên…, nhiệt độ chế biến món ăn sẽ khác nhau. Thông thường, nhiệt độ này dao động trong khoảng 130 – 190°C và thường không vượt quá 250°C.

Ở khoảng nhiệt độ nấu ăn này, bột ngọt đã được chứng minh là không bị biến đổi thành những thành phần không tốt cho sức khỏe.

Như vậy, về nguyên tắc có thể nêm bột ngọt vào bất kỳ thời điểm nào khi nấu ăn. Thời điểm này tùy thuộc vào món ăn và kinh nghiệm nấu nướng của người nội trợ.

             Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu

Trưởng Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...