Hiện nay, cuộc sống bận rộn, nhiều người chọn mì tôm là bữa sáng thường xuyên, thậm chí có những lúc mì tôm “đóng thế” là bữa chính cho cả gia đình. Trong khi đó, thành phần chủ yếu của mì là carbohydrate, mà cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong 6 dưỡng chất trên cơ thể rất dễ mệt mỏi, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh trọng bệnh.
Việc ăn mì nhiều, thường xuyên, sẽ khiến cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, kể cả những gói mỳ cao cấp.
Mì tôm là món ăn được nhiều người ưa chuộng. |
Gây thiếu dinh dưỡng
Mì tôm có đủ tinh bột và chất béo nên ăn khi mì tôm, bạn sẽ cảm thấy no bụng, nhưng vì thiếu chất đạm nên cơ thể vẫn yếu, làm việc mau mệt.
Như vậy, sử dụng nhiều mì ăn liền thay cơm hoặc ăn quá nhiều trong ngày sẽ khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin và khoáng chất.
Gây ung thư
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sự độc hại của mì ăn liền, với các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa… ăn mì tôm trong thời gian dài dễ gây táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư, nguy cơ nhất là ung thư trực tràng.
Gây bệnh tim mạch
Thực chất, mì ăn liền “tiện” nhưng không “lợi”. Hầu hết mì ăn liền ở Việt Nam được sản xuất theo công nghệ chiên. Ở nhiệt độ cao, dầu chiên bị ô-xy hóa và tạo ra các chất béo transfat.
Chất béo này đã bị tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ rõ là một trong những nguyên nhân chính làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt và là nguyên nhân gây các bệnh xơ vữa động mạch, tim mạch, đột quỵ, giảm sự lưu thông của máu… đặc biệt nguy hiểm với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
Cách chế biến mì đúng
Hãy đun sôi nước, thả mì ăn liền vào trần, đợi đến khi các sợi mì bắt đầu rời nhau, dùng đũa tách rời vắt mì rồi vớt ra bát.
Đổ chỗ nước vừa trần mì đi, nấu một nồi nước sôi khác, bỏ mì trở lại nồi, nước sôi, tắt bếp. Sau đó cho các gói gia vị vào. Cách làm này sẽ giảm bớt chất dầu chiên mì, giảm chất béo và các hóa chất phụ gia “tẩm ướp” vào mì.
Rau xanh sẽ có tác dụng ngăn chặn quá trình hấp thu chất béo vào mạch máu, giảm được nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, chống béo phì…
Cách chế biến trên dù hơi rắc rối nhưng sẽ giúp các thành viên trong gia đình bạn Hoài yên tâm hơn khi thưởng thức tô mì, không ăn phải các chất dầu và các hóa chất độc hại có trong mì ăn liền.
Thói quen rước họa vào thân của người Việt khi ăn cần bỏ gấp
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Người Việt có nhiều thói quen khi ăn uống đang rước họa vào thân cần loại bỏ ngay. |