1. Hôm trước, một cô giáo dạy lớp 1 ở thành phố Hồ Chí Minh đã bị ngưng việc vì mắng học sinh “ngu như bò”.
Cô giáo ấy có thể không ngờ rằng nghề nghiệp và phát ngôn “phản sư phạm” của mình, đã “động chạm lớn” đến hai nhân vật cùng họ rất nổi tiếng Việt Nam.
Nhiều chục năm trước, sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Liên Xô, ông Hồ Ngọc Đại vinh quy bái tổ.
Một thời gian sau, người con rể của Tổng Bí thư Lê Duẩn được Thủ tướng Phạm Văn Đồng mời đến và giao trọng trách làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục.
Ông Đại cám ơn và từ chối vị trí triệu người mong đó. Lý do ông đưa ra làm sửng sốt nhiều người:
“Làm Thứ trưởng giỏi hơn tôi có chục, hàng trăm người. Còn dạy lớp 1 giỏi hơn tôi không phải ai cũng làm được đâu”.
Ông xin về dạy lớp 1 thật rồi thành lập trung tâm Công nghệ giáo dục để tạo ra công nghệ dạy học tiên tiến cho bậc tiểu học.
Hồ Giáo là người chăn bò duy nhất Việt Nam (và có lẽ cả thế giới) được nhận danh hiệu Anh hùng lao động những hai lần.
Khi đang ở đỉnh cao của vinh quang, ông cũng được cấp trên “mời” làm lãnh đạo – Phó giám đốc của đơn vị quản lý nhiều trăm người.
Hồ Giáo từ chối cả hai.
Anh hùng lao động Hồ Giáo.
Ông Hồ Giáo cũng được anh Tô (Thủ tướng Phạm Văn Đồng) – một đồng hương Quảng Ngãi, gọi lên và ngỏ lời.
Hồ Giáo đã trả lời người lãnh đạo kiêm đồng hương của mình một cách thẳng băng: “Đưa tôi vào làm chăn nuôi trực tiếp thì tôi làm, chứ còn lãnh đạo thì tôi không làm đâu”.
Lãnh đạo và việc nuôi bò; quan trường và việc dạy lớp 1, khác nhau một trời một vực.
Vế trước thường khiến người ta lóa mắt, thậm chí không ít người tranh đoạt bằng mọi thủ đoạn, để mình có tí chức sắc, dù chỉ là… tổ trưởng công đoàn.
Còn vế sau, chỉ là thợ, là lao động chân tay.
Nhưng có rất nhiều vị, dù được đặt vào “vế trước”, bổng lộc hậu hĩnh, hậu ủng tiền hô, vẫn chỉ được người đời bĩu môi khi nhắc đến.
Ngược lại, không ít người âm thầm chọn phía sau, lặng lẽ cống hiến, lại hóa tượng dài trong đời sống.
2. Trong những năm mà công nghệ giáo dục của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại bị những người quản lý giáo dục chối bỏ, tôi thường gặp và đi nhiều với ông.
Lần nào, ông cũng cười sảng khoái và lặp lại một câu sắt đá: “Dù có lần lữa, dù có ngáng trở, thì cuối cùng người ta vẫn sẽ phải dùng công nghệ giáo dục của tôi. Vì đó là xu thế tất yếu, là tiến bộ của nhân loại”.
Quả đúng như vậy. Mấy năm nay, công nghệ giáo dục đã được áp dụng đại trà.
Khi hoan hô những phương pháp sư phạm mới, những câu khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, “Đi học là hạnh phúc”, “Thầy thiết kế, trò thi công”…, không phải ai cũng biết, cha đẻ của nó là “thầy giáo lớp 1” Hồ Ngọc Đại.
Cả đời Hồ Giáo gắn với việc chăn bò, nhưng ngay cả khi ông nằm xuống (14.10.2015), hình ảnh của ông vẫn còn lồng lộng trên tác phẩm văn học, sách giáo khoa, báo chí và vẫn truyền cảm hứng cho những người tử tế.
Nếu tự trọng, biết mình biết ta, thì ngay cả chăn bò hay dạy lớp 1, cũng có thể để lại những thành tựu lớn và được kính trọng.
3. Bò không ngu như người ta nghĩ. Những con bò của Hồ Giáo biết làm theo rất nhiều hiệu lệnh của người chăn bò anh hùng.
Và cái “khôn” sâu xa của con bò là chúng cống hiến cả thân xác mình cho con người. Chúng không hề giống những quan tham.
Dù không cố tình, nhưng cái sự biết im lặng của loài bò, lại hóa ra hợp thời với một số nhóm người muốn gặt hái nhiều thành quả trong xã hội.
Học sinh lớp 1 càng không ngu. Trẻ con luôn khiến người lớn bất ngờ bởi sự thông minh mỗi ngày, sự sáng tạo và sinh động mỗi ngày của chúng.
Nếu những chủ nhân tương lai của đất nước mà chưa được thông minh, thì trách nhiệm chính thuộc về người lớn, chứ không phải con trẻ.
Như vậy, cô giáo lớp 1 mắng học sinh “ngu như bò” đã phạm phải một số sai lầm, trong đó có những sai lầm do bồng bột, thiếu kỹ năng sư phạm và thiếu hiểu biết.
Nhưng cũng may, cô giáo không phải là người có vị trí.
Tư duy coi thường “tầng lớp dưới” của cô giáo, có thể chỉ gây hại chốc nhát cho vài chục trẻ con.
Nhưng nếu cô giáo ấy trở thành một nhà quản lý, thì số người bị gây hại sẽ là cấp số nhân.
4. Dư luận thường ồn ào về việc những người trẻ có vị trí cao. Điều này dễ hiểu vì không phải là hiện tượng phổ biến.
Quyết định đi chăn bò và về dạy lớp 1 của anh hùng Hồ Giáo và GS.TSKH Hồ Ngọc Đại, cũng gây xôn xao cho những người đương thời vì nó bất thường.
Sau nhiều năm, Hồ Giáo, Hồ Ngọc Đại đã chứng tỏ sự lựa chọn của mình là đúng và xã hội cũng thấy xứng đáng.
Từ chối chức vụ là một sự lựa chọn, nhưng đón nhận chức vụ cũng là một sự lựa chọn.
Một tân Bí thư thành ủy trẻ nói rằng mình hạnh phúc với vị trí mới, nhưng cũng biết rằng “có thể áp lực đó cũng sẽ đi theo vào giấc ngủ”.
Vì thế, nên chăng: Trước khi “xôn xao theo phong trào”, luận anh hùng trên bàn phím, hãy điều hòa nhịp thở và luyện một chút kiên nhẫn.
Ai cũng cần một chút thời gian để chứng tỏ sự lựa chọn của mình, việc ngồi vị trí của mình là đúng.
Thời gian là thứ duy nhất không thiên vị ai cả.
Vừa ân ái với chồng xong, vợ tôi lại “yêu” hiệp 2 với gã hàng xóm
(Chia sẻ) – (Phunutoday) – Tôi phát sợ sự tham lam, nhu cầu lớn và cả thủ đoạn tinh vi của vợ mình. Sốc là cảm giác tôi trải qua khi biết vợ thường yêu hiệp 2 với hàng xóm. |
Mẹ nhẫn tâm ném con nhỏ từ tầng 6 xuống đất rồi… đi ngủ
(Xã hội) – (Phunutoday) – Người mẹ đã nhận phải những chỉ trích gay gắt vì hành động nhẫn tâm thả con gái ruột mới 6 tháng tuổi qua cửa sổ rồi đi ngủ. |
Đua nhau khỏa thân để tham gia trào lưu kỳ dị
(Khám phá) – (Phunutoday) – Nhiều người đã nhiệt liệt hưởng ứng trào lưu lạ lùng đó là khỏa thân 100% và tạo hình theo kiểu gà đông lạnh. |
{{http://phunutoday.vn/xi-nhan/nhung-diem-khac-giua-nguoi-giau-voi-nguoi-trung-luu-nguoi-ngheo-86451.html}