Vén màn những sự thật “trần trụi” bên trong phòng đẻ
Lo lắng hốt hoảng vì không thấy bác sĩ bên cạnh
Bạn sẽ thấy vô cùng ngạc nhiên và lo lắng vì bạn không thấy các bác sĩ ở bên cạnh khi lần đầu vào phòng đẻ. Sự thật là sẽ có bác sĩ ở bên cạnh bạn từ khi vào phòng đẻ tới lúc sinh con. Nhưng với số lượng lớn sản phụ trong bệnh viện hiện nay, bạn không thể mong đợi bác sĩ sẽ luôn bên mình cho tới khi bạn có dấu hiệu sinh nở dữ dội, bởi bác sĩ còn bận đỡ đẻ cho các sản phụ khác. Điều này không có nghĩa là bạn bị cô đơn, sẽ luôn có các y tá, bác sĩ hỗ trợ quanh bạn. Hãy thông báo cho các bác sĩ khi dấu hiệu sinh nở đã cận kề.
Rặn ra cả…phân
Thật không may, đại tiện không kiểm soát khi chuyển dạ làm nhiều sản phụ lo lắng vì xấu hổ. Nguyên nhân là do các cơ để đẩy em bé ra ngoài cũng thuộc nhóm cơ khi đi đại tiện. Vì vậy, nếu bạn đang rặn đẻ, có khả năng bạn cũng rặn ra cả… phân. Trên thực tế, trước khi lên bàn đẻ bạn sẽ được y tá thụt hậu môn cho sạch sẽ. Nếu chẳng may lúc đẻ bạn vẫn rặn ra chút phân thì đừng ngại vì rặn ra phân trong cơn chuyển dạ không phải chuyện buồn cười. Bác sĩ và y tá sẽ giúp bạn giải quyết chuyện này.
Những ai đã thực sự trải qua một lần sinh nở mới hiểu cảm giác đi đẻ là thế nào… |
Khi một đứa trẻ sắp ra khỏi cơ thể mẹ qua ống sinh, không khí trong hậu môn sẽ bị ép hết ra ngoài. Điều này sẽ càng có khả năng xảy ra cao hơn nếu bạn dùng thuốc gây tê bởi thuốc gây tê sẽ làm tê liệt cơ thắt hậu môn. Ngoài ra, khi đầu em bé chuẩn bị chui ra ngoài, trực tràng của bạn cũng sẽ bị san phẳng và mọi thứ có trong đó sẽ bị đẩy ra ngoài, đó chính là lý do bạn hoàn toàn có thể sẽ đi đại tiện ngay trên bàn đẻ – điều này có nghĩa là cơ thể của bạn đang thực hiện đúng các chức năng của nó nên bạn không có gì phải lo lắng nhé!
Thậm chí… chửi bậy
Nếu bạn đi đẻ và đang chờ đến lượt mình lên bàn đẻ, có thể bạn sẽ chứng kiến cảnh một sản phụ nào đó đang chửi bậy thì cũng đừng choáng nhé. Họ có thể chửi chồng, chửi người thân, thậm chí cả… bác sĩ.
Tất cả những phản ứng này đều rất phổ biến và chúng chỉ đơn giản là sự phản ứng của cơ thể bạn với sự đau đớn và kiệt sức. Ngoài ra các phản ứng bất thường này cũng có thể là nguyên nhân của việc thay đổi hormone; bởi quá trình chuyển dạ gây ra sự thay đổi lớn về mức độ estrogen và progesterone.
Tuy nhiên nếu không muốn chuyện này xảy ra, hãy chuẩn bị tinh thần cho mình thật kỹ nhé! Các nghiên cứu cho thấy những phụ nữ đã học qua các lớp học tiền sản có xu hướng bình tĩnh hơn so với những người không qua học các lớp học này.
“Tồng ngồng” trên bàn đẻ
Nếu như xem các bộ phim nước ngoài, các mẹ đi đẻ mỗi người một phòng, được mặc váy đẹp và được che chắn cẩn thận thì thực tế khác xa những điều đó.
Việc nhìn thấy những mẹ bầu khác đang nằm “tồng ngồng” trên bàn đẻ, váy áo thì xộc xệch, có người còn chẳng thèm cuốn váy vì đã đến lúc đẻ và dường như những cơn đau sẽ khiến chẳng ai còn quan tâm đến chuyện đó nữa.
Mẹ hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trước khi đi đẻ nhé! |
Khi nhìn thấy con lần đầu không xúc động như phim
Bạn xem trên phim và thấy phản ứng đầu tiên của các bà mẹ là sự vỡ òa sung sướng. Thực tế có thể có đôi chút khác biệt. Bạn vừa trải qua một quá trình sinh nở đầy mệt mỏi và cần thời gian để cơ thể cũng như tâm lý được phục hồi. Nếu có thể, hãy cố gắng cho con bú rồi sau đó đưa con cho y tá chăm sóc để bạn được nghỉ ngơi. Nhiều mẹ chia sẻ rằng lần đầu tiên nhìn thấy con họ cảm thấy đầu óc trống rỗng và không có chút cảm xúc nào, tuy nhiên sau khi được nghỉ ngơi và nhìn thấy con lần thứ hai họ mới cảm thấy niềm sung sướng và tự hào đến phát khóc lên được!
Đẻ xong, bạn vẫn phải rặn
Dù em bé đã chào đời an toàn thì những cơn co thắt vẫn còn để bạn rặn đẩy nhau thai. Sau khi bé được cắt dây rốn, các bác sĩ nhẹ nhàng kéo dây rốn và yêu cầu bạn rặn thêm. Rặn đẩy nhau thai có chút phiền toái khó chịu nhưng cũng không gì so sánh bằng niềm hạnh phúc em bé đã chào đời khoẻ mạnh.
Theo dõi nhịp tim có gì mà đáng sợ?
Trong thời gian chuyển dạ, nhịp tim của bé được theo dõi liên tục bởi các điện cực đặt trên bụng bầu. Nếu vào lúc nào đó, nhịp tim có vẻ bất thường hoặc không thể phát hiện, các bác sĩ sẽ đặt máy trực tiếp lên đầu trẻ. Màn hình này sẽ thông qua cổ tử cung và dính trên đầu của trẻ. Quá trình này có thể tạo ra âm thanh đáng sợ nhưng trên thực tế, các biến chứng như chảy máu và nhiễm trùng là cực kỳ hiếm. Khi đầu của bé lọt ra, các dây theo dõi nhịp tim sẽ được loại bớt. Sau khi bé chào đời an toàn, các dây theo dõi nhịp tim sẽ được gỡ bỏ khỏi đầu của bé.
“Thề sống thề chết” mà vẫn đẻ lần 2
Một sự thật cuối cùng bài viết này muốn tiết lộ là có đến 80% chị em “thề sống thề chết” sẽ không bao giờ đẻ nữa khi vừa từ phòng sinh bước ra nhưng trong số đó thì 75% vẫn tiếp tục sinh nở lần 2, lần 3. Phụ nữ là vậy, họ kêu đau đớn là thế nhưng với niềm hạnh phúc làm mẹ họ lại nhanh quên đi hết. Phụ nữ thật tuyệt vời!
Những thứ mẹ cần chuẩn bị trước khi đi đẻ
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – Mẹ cần chuẩn bị tâm lý và những đồ dùng cần thiết trước khi sinh con khoảng 1 tháng để không bị động khi tới ngày chuyển dạ. |