Những địa điểm đẹp tuyệt vời không thể bỏ qua khi đến Gia Lai
Phố núi Pleiku
Phố núi Pleiku là một điểm đến lý thú cho du khách thích khám phá văn hóa cồng chiêng, ẩm thực Tây Nguyên.
Nổi tiếng nhất ở Pleiku là Biển Hồ T'Nưng, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7 km. Hồ chính là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động với diện tích khoảng 280 ha. Theo tiếng Gia Rai, T'nưng có nghĩa là “biển trên núi”. Đường xuống hồ rất đẹp với hàng thông xanh vút hai bên, mặt hồ luôn trong xanh, đây là địa điểm chụp ảnh ưa thích của rất nhiều bạn trẻ.
Ngoài Biển Hồ, bạn có thể ghé thăm hồ Đức An, khu du lịch Về Nguồn, Đồng Xanh… Khi đêm về, quảng trường 17/3 tấp nập người dân đến tập thể dục, hóng gió hoặc ngồi tán gẫu cùng bạn bè.
Thời tiết ở Pleiku thường chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 với những cơn mưa kéo dài cả tuần lễ. Bạn chỉ nên đi đến đây vào mùa khô, đẹp nhất là vào cuối tháng 11 đến qua tết, đi vào thời điểm này bạn nên chuẩn bị cho mình áo lạnh, tất, găng tay, nón trùm đầu.
Đây là thời điểm hoa dã quỳ nở thành những tấm thảm vàng hai bên đường. Khi dã quỳ bắt đầu tàn cũng là lúc những cánh đồng tràn ngập màu trắng cùng hương thơm thoang thoảng của hoa cà phê lan tỏa trong không khí vào lúc sáng sớm hay khi chiều tàn.
Hồ Ayun Hạ – Nơi du thuyền lý tưởng
Hồ Ayun Hạ nằm trên địa bàn 2 huyện Phú Thiện và Chư Sê, cách Tp. Pleiku 70km về phía Tây. Hồ Ayun Hạ hình thành khi dòng sông Ayun được chặn lại để khởi công xây dựng công trình thủy lợi Ayun Hạ vào đầu năm 1994.
Hồ Ayun Hạ cung cấp nước tưới cho13.500ha đất canh tác và mang lại nguồn lợi lớn từ thủy sản, đem đến cuộc sống ổn định, no đủ cho đồng bào các dân tộc nơi đây. Hồ Ayun Hạ còn là nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động du lịch, vui chơi giải trí… Vào các ngày lễ, Tết, khách tham quan thường đến đây tham gia vào các trò chơi thể thao dưới nước, du ngoạn quanh hồ. Đến với hồ Ayun Hạ, du khách sẽ được hòa mình vào khung cảnh thơ mộng, ngắm cảnh thiên nhiên hoang sơ và hít thở không khí trong lành.
Thác chín tầng
Cách thành phố Pleiku 20 km, thuộc xã Ia Sao, huyện Iagrai, Thác Chín Tầng là dòng thác lớn bắt nguồn từ trên đỉnh núi cao đổ xuống, với dòng chảy mạnh quyện vào vách đá tạo nên âm thanh vang vọng giữa núi rừng. Không biết tự bao giờ, thiên nhiên đã tôn tạo nên vẻ đẹp hiếm có này. Dọc theo dòng thác là những vách đá ghồ ghề, phân cấp chín tầng cao thấp khác nhau, riêng 2 tầng cuối cùng độ cao khoảng 10-15m dựng đứng tạo nên dòng chảy mạnh, nước cuộn xoáy. Xung quanh thác là hệ sinh thái rừng còn nguyên sơ, góp phần tạo nên vẽ hoang dã và hùng vĩ của thác. Thác Chín tầng là điểm dã ngoại lý tưởng, trong những năm qua đã thu hút sự quan tâm của giới trẻ trong những dịp nghỉ Lễ, cuối tuần…
Khám phá vẻ đẹp của đồi thông Hà Tam
Đồi thông Hà Tam, thuộc xã Hà Tam huyện Đăk Pơ, cách quốc lộ 19 khoảng 5km, nằm ở độ cao trung bình 1.150m so với mực nước biển, Đồi thông Hà Tam như một phiên bản rừng thông Đà Lạt. Đến đây, du khách mới thấy hết sức sống mãnh liệt của rừng thông, đặc biệt một số cây thông rất nhiều năm tuổi, đường kính từ 1m đến 1,5m khoảng 5 người ôm mới xuể. Dọc đường lên đỉnh đồi thông, du khách còn được thư giãn bên dòng thác mát lạnh giữa rừng thông xanh bạt ngàn.
Trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Gia Lai, rừng thông Hà Tam sẽ được quy hoạch đầu tư thành khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cấp quốc gia, tạo thành điểm nhấn thu hút khách du lịch đến tỉnh.
Đồng xanh – Một Tây nguyên thu nhỏ
Chuyến đi sẽ chưa dừng lại nếu du khách chưa dừng chân ghé thăm khu du lịch Đồng Xanh tọa lạc trên quốc lộ 19. Nằm giữa cánh đồng lúa An Phú xanh một màu bạt ngàn, Đây vừa là bảo tàng lưu giữ hiện vật, vừa là nơi lưa giữ những nét văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên từ xa xưa.
Đặc trưng nơi đây là điệu nhạc cồng chiên Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thế của nhân loại. Lắng nghe một khúc nhạc được phát ra từ đàn T'rưng hay từ chiếc cồng chiên ngay trên mảnh đất Tây Nguyên hùng vĩ quả là một điều đáng để làm.
Không những thế, đến đây, du khách còn được thưởng thức rượu cần – một loại rượu đặc trưng của người Tây Nguyên được làm từ khoai mì, lúa và các nguyên liệu từ thiên nhiên. Thưởng thức từ từ cho rượu đi từ cổ xuống bụng, cảm giác cơ thể sẽ nóng dần lên. Người ta bảo điều đó có nghĩa là người Tây Nguyên sẽ bảo vệ bạn, Giàng sẽ sưởi ấm tâm hồn của bạn.
Những đồ vật cần thiết nên mang theo khi đi du lịch
(Khám phá) – (Phunutoday) – Trước mỗi chuyến đi xa, việc chuẩn bị đầy đủ các loại vật dụng, giấy tờ là điều quan trọng. Đừng quên mang theo những đồ vật nho nhỏ dưới đây. |
Những điều “gây thương nhớ” chỉ mùa thu Hà Nội mới có
(Khám phá) – (Phunutoday) – Hà Nội đẹp nhất độ những ngày vào thu. Trái sấu chín nhỏ, tròn, có màu vàng ươm, văn hóa ẩm thực vỉa hè… chỉ riêng Hà Nội mới có. |
Khách sạn “ống cống” thu hút khách du lịch tới Đà Lạt
(Khám phá) – (Phunutoday) – Mô hình nhà nghỉ dưỡng trong ống cống độc đáo ở Đà Lạt đang thu hút khách du lịch thời gian gần đây. |