Người bị bệnh gút
Người bị bệnh gút ăn nhiều đậu phụ sẽ khiến những cơn đau dữ dội hơn, các khớp xương sưng và viêm các khớp xương, đồng thời có nguy cơ tái phát bệnh. Nguyên nhân là do đậu phụ chứ nhiều dinh dưỡng làm rối loạn chuyển hóa purine trong cơ thể và làm cho nồng độ axit uric trong huyết thanh cao dễ gây ra các cơ đau của bệnh gout.
Người bị bệnh gút ăn nhiều đậu phụ sẽ khiến những cơn đau dữ dội hơn, các khớp xương sưng và viêm các khớp xương, đồng thời có nguy cơ tái phát bệnh. |
Người bị bệnh huyết áp và tim mạch
Trong đậu phụ có hàm lượng lớn methionine, chất này dưới tác động của enzym có thể được chuyển đổi sang cysteine, một chất có khả năng làm tổn thương tế bào nội mô trong thành động mạch, khiến cho các tiểu cầu vón cục, lắng đọng cholesterol và chất béo trung tính trong thành động mạch gây ra xơ vữa các động mạch vành khiến cho tình trạng của người bệnh nghiêm trọng hơn.
Người bị suy tuyến giáp
Đậu phụ có chứa rất nhiều isoflavone, nếu hấp thụ quá nhiều hợp chất này sẽ ngăn chặn các emzyme peroxidase, loại emzyme hỗ trợ iốt trong quá trình tổng hợp sản xuất ra hormone tuyến giáp, gây ra tình trạng suy tuyến giáp.
Người già và người mắc bệnh thận
Cơ thể người già hoặc người mắc bệnh thận thường có khả năng tiêu hóa và bài tiết không tốt. Nếu ăn nhiều dậu phụ sẽ buộc thận lọc các chất thải nhiều hơn hoặc làm việc quá tải, về lâu dài sẽ làm giảm chức năng thận, gây đau lưng, khiến xương bị lão hóa gây nhức mỏi, tiểu tiện nhiều.
Người thiếu iốt
Trong đậu phụ có chất Saponins với tác dụng thúc đẩy bài tiết iốt có trong cơ thể ra bên ngoài. Điều này khiến cho tình trạng người đang mắc bệnh thiếu iốt trở nên trầm trọng hơn.
Người đang giảm cân
Ăn quá nhiều đậu phụ khiến cho lượng carbohydrate nạp vào cơ thể tăng dẫn đến tăng cân. Do đó, nếu đang muốn giảm cân thì không nên ăn loại thực phẩm này.
Người bị bệnh tiêu hóa
Do đậu phụ có hàm lượng protein thực vật lớn, ăn quá nhiều sẽ gây cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể và khiến cho sự phân giải protein trở nên quá tải, từ đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, dẫn đến chứng khó tiêu, trướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
Điều cần nhớ khi ăn đậu phụ để không gây hại cho sức khỏe
1. Không ăn đậu phụ thay rau
Đậu phụ có nguồn gốc thực vật vì vậy nên nhiều người cho rằng đậu phụ mát và có thể sử dụng thay rau.
Tuy nhiên, điều này là sai lầm. Bởi dù đậu phụ có nguồn gốc thực vật nhưng lại không chứa chất xơ. Nếu bạn ăn đậu phụ thay rau kéo dài trong nhiều ngày, bạn sẽ bị táo bón kèm theo hàng loạt những hệ lụy sức khỏe và dinh dưỡng khác khi ăn một chế độ thiếu chất xơ.
2. Không ăn đậu phụ với rau chân vịt
Sở dĩ có điều này là bởi lẽ trong đậu phụ có chứa magnesium chloride, calcium sulfate, còn trong rau chân vịt lại chứa acid oxalic, hai chất này gặp nhau sẽ tạo thành magnesium oxalate và calcium oxalate.
Và hai chất này không chỉ gây ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của cơ thể mà còn dễ bị kết sỏi thận.
3. Không ăn đậu phụ với mật ong
Đậu phụ thường chứa thạch cao còn mật ong thì có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày làm người ăn khó thở, hụt hơi, thậm chí dẫn tới hôn mê. |
Đậu phụ thường chứa thạch cao còn mật ong thì có đường. Hai thành phần này gặp nhau sẽ tạo hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày làm người ăn khó thở, hụt hơi, thậm chí dẫn tới hôn mê. Đặc biệt, người có bệnh về tim mạch càng cần tránh dùng cùng lúc hai thực phẩm này.
Mẹo dùng mì chính đúng cách để không gây độc hại
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Mì chính là một loại gia vị quen thuộc có trong gian bếp của mọi nhà. Tuy nhiên, sử dụng mì chính thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. |