2015-11-22 11:34:03
{"nong-tren-mang":"N\u00f3ng Tr\u00ean M\u1ea1ng"}
{"cong-nghe":"c\u00f4ng ngh\u1ec7","meo-tranh-bi-moc-tui":"M\u1eb9o tr\u00e1nh b\u1ecb m\u00f3c t\u00fai","nha-mang-moc-tui":"nh\u00e0 m\u1ea1ng m\u00f3c t\u00fai"}
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9raG9ldmFkZXAudm4vYXBwL3VwbG9hZHMvZmlsZXMvbmV3cy8yMDE1LzExLzIyL3RyYW5oLW1vYy10dWktcGh1bnV0b2RheXZuXzE0NDgxNjY4NDMtMDg1NjUxbWVvLWhheS10cmFuaC1iaS1jYWMtbmhhLW1hbmctbW9jLXR1aS5qcGc.webp

Mẹo hay tránh bị các nhà mạng “móc túi”

Để tránh bị mất tiền oan với các chiêu trò “móc túi” của nhà mạng, bạn nên lưu ý một số điều sau.

Hầu hết các nhà mạng hiện nay đang cung cấp các ứng dụng dịch vụ cài sẵn trên SIM điện thoại khi phát hành SIM đến tay người tiêu dùng như Vinaphone có dịch vụ IOD (hay V-Live), Mobiphone có Supersim và Liveinfo; Viettel có Viettel Plus. Bên cạnh đó, các nhà mạng thường xuyên gửi tin nhắn mời dùng thử một số dịch vụ GTGT như nhạc chờ, thông báo cuộc gọi, tin nhắn nhỡ… Trong trường hợp người tiêu dùng không muốn sử dụng thì cần huỷ ngay theo cú pháp (trong tin nhắn quảng cáo) vì trong trường hợp không huỷ, nhà mạng sẽ tự động gia hạn và tính phí sau khi đã hết thời gian dùng thử.

Theo cơ quan này, việc thường xuyên nhận được tin nhắn với nội dung tương tự từ một đầu số nhất định; Tiền cước hàng tháng tăng bất thường (đối với di động trả trước) và tài khoản bị trừ một khoản tiền bất thường (thuê bao di động trả sau) chính là dấu hiệu nhận biết tình trạng bị móc túi từ các nhà mạng. Để tránh bị móc túi một cách “oan uổng”, Cục Quản lý cạnh tranh khuyến cáo người tiêu dùng nên tiến hành một số bước để kiểm tra các dịch vụ trên di động.

Mẹo hay tránh bị các nhà mạng “móc túi”.

Kiểm tra danh sách các ứng dụng dịch vụ GTGT được đăng ký trên số thuê bao của mình


Bạn cần liên hệ với tổng đài của các bên cung cấp dịch vụ để kiểm tra danh sách các ứng dụng dịch vụ GTGT được đăng ký trên số thuê bao của mình.

Cụ thể, hãng Viettel: Số tổng đài miễn phí 18008198 (đây là số tổng đài trả lời tự động của Viettel); Số tổng đài tính phí 19008198 (phí 200 đồng/phút nội mạng) hoặc 0989.198.198 (tính phí như cách tính cước phí thông thường) hỗ trợ trực tiếp từ các tổng đài viên. Hoặc soạn tin nhắn với cú pháp TC gửi 1228 (để TRA CỨU các dịch vụ đang đăng ký sử dụng).

Đối với nhà mạng Mobiphone: Số tổng đài 9090 (phí 200 đồng/phút nội mạng); Số tổng đài miễn phí 18001090 hoặc soạn tin nhắn với cú pháp là KT gửi 994.

Đối với nhà mạng Vinaphone: Số tổng đài 9191 (cước gọi 200 đồng/phút nội mạng đã gồm VAT, hỗ trợ khách hàng trong nước phục vụ 24h/7; các thuê bao VinaPhone trả sau được miễn cước. Hoặc soạn tin nhắn với cú pháp là TK gửi 123

Ngoài ra, để tránh việc các nhà mạng tự động gửi tin nhắn quảng cáo dạng FLASH, người tiêu dùng có thể trực tiếp vào Menu SIM trên điện thoại và tắt tất cả các ứng dụng nhận tin nhắn quảng cáo dạng FLASH (V-Live, Liveinfo, Viettel Plus) nếu không có nhu cầu sử dụng.

Soạn tin nhắn để từ chối các dịch vụ không cần thiết

Tiến hành soạn tin nhắn để từ chối các dịch vụ theo hướng dẫn của tổng đài viên

Trong trường hợp người tiêu dùng không muốn sử dụng các dịch vụ này thì cần soạn tin nhắn để từ chối các dịch vụ theo hướng dẫn của tổng đài viên.

Đối với các tin nhắn quảng cáo gửi đến thuê bao, bạn cần huỷ ngay theo cú pháp (trong tin nhắn quảng cáo) vì trong trường hợp không huỷ, nhà mạng sẽ tự động gia hạn và tính phí sau khi đã hết thời gian dùng thử.

Kiểm tra lại các thông tin tài khoản để xác nhận

Khoảng 1 hoặc 2 tuần sau người dùng nên kiểm tra lại các thông tin tài khoản để xác nhận.

Hạn chế tải các phần mềm từ các website không tin cậy

Để tránh những bị “móc túi” khi dùng 3G, bạn cần hạn chế tải các phần mềm từ các website không tin cậy, khó hiểu, và chỉ vào các phần mềm ứng dụng trên các store có uy tín như Google Play, App Store… Ngoài ra, khi tải/sử dụng các phần mềm thì phần mềm phải có công cụ đồng ý sử dụng dịch vụ cho khách hàng với mức cước tương ứng. Các trường hợp ứng dụng không cung cấp đầy đủ thông tin thì cần phản ánh tới tổng đài của nhà mạng.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý cạnh tranh cũng khuyến cáo người tiêu dùng nên thường xuyên kiểm tra để tránh phải trả những khoản phí không mong muốn.

Mẹo hay tránh bị “móc túi” khi sửa chữa đồ điện tử
Mẹo hay tránh bị “móc túi” khi sửa chữa đồ điện tử
(Khám phá) – (Phunutoday) – Khi đi sửa chữa đồ điện tử, bạn nên có mẹo để không mắc các chiêu trò “móc túi” của nhân viên cửa hàng.

Bài viết mới nhất

PHẠM TUẤN NGỌC XUẤT SẮC GIÀNH Á VƯƠNG 1 TẠI MR WORLD 2024

Phạm Tuấn Ngọc - đại diện Việt Nam, đã ghi dấu ấn mạnh mẽ khi đạt danh hiệu Á Vương 1 tại cuộc thi...

Những mùi nước hoa giúp nàng tỏa hương trong mùa đông

Mùa đông không chỉ là thời điểm để khoác lên mình những chiếc áo len ấm áp hay những chiếc khăn choàng thời thượng,...

Bữa sáng ngon và tiện với nguồn dinh dưỡng dồi dào từ yến mạch

Yến mạch - nguyên liệu “thần thánh” giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe và đẹp hơn mỗi ngày. Thường xuất hiện trong những...

10 năm kinh nghiệm của hoa hậu Kỳ Duyên vẫn chưa đủ để chinh chiến trên đấu trường quốc tế?

Mới đây, hoa hậu Kỳ Duyên đã đại diện cho Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Universe 2024 và đã phải dừng chân...

NAM VƯƠNG TUẤN NGỌC TRỞ THÀNH ỨNG VIÊN SÁNG GIÁ TẠI MR WORLD 2024

Nam vương Phạm Tuấn Ngọc đã xuất sắc vượt qua vòng thử thách đối đầu, chính thức góp mặt trong Top 20 Head to...