Cua ghẹ là món ăn ngon, cũng tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn không biết cách sử dụng, chế biến đúng thì sẽ mang họa vào thân, thậm chí từ khâu chọn loại thực phẩm này cũng cần hết sức lưu tâm. Bởi nếu cua ghẹ không còn tươi sống hoặc không được chế biến đúng cách sẽ khiến bạn có nguy cơ phải đối mặt với các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn như: khuẩn cầu trùm, khuẩn dấu phẩy.
Cua ghẹ là món ăn ngon, cũng tốt cho sức khỏe. |
Chế biến, bảo quản thế nào?
Chọn cua ghẹ ngon
– Khi chọn cua, nhìn bên ngoài thấy lớp vỏ màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to là cua có nhiều thịt.
– Không nên chọn cua nhìn que càng và mai trông hơi xanh, ấn tay vào yếm thấy mềm là loại cua mọng nước, xốp, ít thịt, không ngon.
– Nên chọn con thật tươi, nhìn yếm vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên.
Ghẹ có nhiều loại như ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm, ghẹ xanh… nhưng ghẹ ngon, nhiều thịt và bổ dưỡng nhất vẫn là ghẹ xanh.
– Không nên chọn con quá lớn, con vừa phải sẽ nhiều thịt và ngon hơn.
– Chọn những con thật chắc, bằng bàn tay người lớn, bấm vào yếm không lún.
– Nếu thích ăn ghẹ thịt thì chọn con đực, bấm tay vào sát phần yếm (phía dưới ức, gần chân mái chèo), nếu không lõm thì đó là cua ghẹ chắc thịt.
– Nếu thích ăn ghẹ có gạch thì chọn con cái. Những con này có màu hơi ngả vàng, các chân của chúng bóp rất chắc chứ không mềm hoặc hơi lõm.
– Ghẹ đực thì yếm (vùng tam giác phía dưới bụng) nhỏ, ghẹ cái thì yếm to.
Cua, ghẹ mua rồi, cần giữ trong lồng, hộp thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Không để cua ghẹ ngập trong nước vì cua dễ chết. Trên cùng dấp nước vào vào khăn, hoặc giấy báo để giữ ẩm cho cua (giúp cua sống thêm 4 – 8 giờ sau khi vớt ra khỏi nước).
Chế biến và sử dụng cua, ghẹ
– Luộc cua ghẹ từ 20 – 30 phút là ăn được. Cua sắp chín sẽ dần nổi lên, để cua trong nồi 2 -3 phút nữa thì vớt ra, rửa lại bằng nước sôi để nguội, rồi ăn.
– Một số người thích cho chút rượu trắng, hoặc dấm gạo vào cua ghẹ nhằm sát khuẩn trước khi ăn.
– Cần bỏ phần yếm cua, mang cua, túi xách, dạ dày của cua (nằm ở ngay sau miệng cua), và tuyến gan tụy (phần dịch lỏng màu vàng ở giữa cơ thể cua) vì chứa nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn – cũng là nơi tích tụ nhiều độc tố nhất.
– Cua chết nên chế biến ngay để tránh vi khuẩn xâm nhập (bởi vỏ cua ghẹ chứa nhiều khuẩn, phân giải protein nhanh nên sinh nhiều độc tố).
– Cua, ghẹ chín nên đưa vào túi nilon sạch, buộc kín, để ngăn đá tủ lạnh trữ thịt cua 2 – 5 ngày. Nhưng cua, ghẹ có thể sinh ra nhiều gốc axit, ảnh hưởng đến sức khỏe nên không dự trữ quá lâu trong tủ lạnh.
– Với lẩu cua, ghẹ, sau khi rửa sạch, tách mai, bỏ yếm và bùn bẩn bên trong cua ghẹ, rồi chặt con cua ghẹ ra làm hai. Quá trình nấu, cua, ghẹ sẽ tiết nước ngọt làm cho nước lẩu rất ngon ngọt, không ngấy.
Không nên:
– Không tận dụng nước luộc cua nấu ăn vì có nhiều chất độc hại từ thịt cua thôi nhiễm ra.
– Không nên ăn gỏi cua, hoặc cua chưa được nấu chín.
– Không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn cua ghẹ, vì chất đạm, canxi sẽ bị giảm đi rất nhiều. Các chất hóa học của hoa quả dễ kết hợp với canxi tạo thành ra chất khó tiêu, gây đau bụng, buồn nôn…
Chỉ nên ăn hoa quả sau khi ăn cua ghẹ 2 giờ.
– Khi ăn cua ghẹ không nên uống bia, vì sẽ tăng nặng.
– Không uống trà ngay sau khi ăn cua ghẹ vì lá trà có chất dễ kết hợp với canxi trong cua ghe thành canxi khó hòa tan. Chỉ nên uống trà sau khi ăn hải sản 2 giờ.
Những nguy hại chết người từ cua ghẹ
(Sức khỏe) – (Phunutoday) – Cua ghẹ là món ăn ngon nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại khôn lường tới sức khỏe. |