Chóng mặt khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây ra. Rất nhiều bà mẹ trải qua cảm giác kinh khủng này. Tìm hiểu nguyên nhân để từ đó có cách phòng ngừa phù hợp sẽ giúp mẹ bầu thoải mái hơn trong thai kỳ.
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết là sự giảm lượng đường trong máu xuống dưới mức bình thường. Khi bị hạ đường huyết, mẹ bầu thường có cảm giác đói, mệt mỏi, run tay, run chân, chóng mặt, vã mồ hôi, mặt tái nhợt. Lúc này mẹ nên uống một cốc nước đường hoặc ăn ngay kẹo ngọt.
Hạ đường huyết khi mang thai không quá nguy hiểm, nhưng mẹ không được chủ quan. Nếu hiện tượng này xảy ra nhiều lần, cần đi khám ngay lập tức.
Mất nước
Mất nước cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị hoa mắt chóng mặt. Mẹ cố gắng bổ sung đầy đủ nước, để tránh bị mất nước.
Tăng hormone progesterone
Nhiệm vụ chính của hormone progesterone là nuôi dưỡng nhau thai, kích thích tăng trưởng mạch máu tử cung, góp phần giúp mẹ bầu có một thai kỳ ổn định và khỏe mạnh. Tăng hormone progesterone giúp tăng lượng máu đến thai nhi nhưng lại làm giảm lượng máu trở về não và gây ra tình trạng huyết áp thấp.
Hệ tuần hoàn thay đổi
Trong suốt thai kỳ, hệ tuần hoàn có những thay đổi nhất định để hoàn thành nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi. Khi mang thai, nhịp tim mẹ bầu tăng lên, máu được đưa lên tim nhiều hơn theo từng phút, lượng máu trong cơ thể cũng được tăng thêm 40-45%. Đôi khi cơ thể không sản xuất kịp lượng máu theo yêu cầu, dẫn đến tình trạng chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi.
Trong suốt thai kỳ, hệ tuần hoàn có những thay đổi nhất định để hoàn thành nhiệm vụ nuôi dưỡng thai nhi. |
Nhiệt độ tăng cao
Nếu mẹ bầu ở lâu trong phòng nóng bức, nhiệt độ cao cũng khiến cơ thể mệt mỏi, dẫn đến chóng mặt. Khi mang thai mẹ tránh đến khu vực nóng bức và mặc quần áo thoáng mát. Tránh tắm hơi, tắm nước quá nóng, chỉ nên tắm nước ấm vừa phải.
Huyết áp thấp
Thai nhi càng lớn càng dễ chèn ép lên các mạch máu. Khi mẹ bầu nằm ngửa, lượng progesterone tăng cao khiến các mạch máu mở rộng ra. Điều này có nghĩa lượng máu sẽ được truyền đến thai nhi nhiều hơn, nhưng lại truyền cho mẹ ít đi, gây ra tình trạng huyết áp thấp.
Ngoài ra, thời tiết nóng bức sẽ làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và bị mất nước cho thai phụ. Khi phải đứng lâu, thai phụ cũng dễ bị chóng mặt do tụt huyết áp. Trong thời gian mang thai, máu có xu hướng dồn xuống phía chân, lưu thông máu kém. Nếu đột ngột nằm xuống hay đứng dậy, thai phụ sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.
So với huyết áp cao, huyết áp thấp không nguy hiểm và cũng không phổ biến bằng. Tuy nhiên, huyết áp thấp thường dẫn tới hiện tượng hoa mắt – chóng mặt, ở mức độ nặng, nó sẽ khiến thai phụ bị ngã, gây nên chấn thương cho bản thân và em bé trong bụng.
Một số mẹo phòng chóng mặt
Nằm nghiêng
Nằm nghiêng một bên giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng chóng mặt hoa mắt. Nếu bị chóng mặt, nên nhanh chóng ngồi xuống cho đến khi ngừng cảm giác hoa mắt.
Đứng dậy từ từ
Khi ngồi, máu trong cơ thể dồn ứ ở địa điểm thấp là phía bàn chân và bắp chân. Nếu đột ngột đứng dậy, lượng máu ở chân chưa thể di chuyển lên tim khiến huyết áp giảm nhanh đột ngột, gây choáng váng. Vì vậy mẹ bầu nên đứng dậy từ từ. Nếu nằm, cũng nên trở dậy từ từ. Sau đó, đứng im một chỗ trong vòng ít phút. Nếu phải đứng quá lâu, nên tìm cách di chuyển đôi chân để duy trì sự tuần hoàn ở chân. Tránh mặc quần bó khít sẽ giúp máu lưu thông đến phần dưới cơ thể tốt hơn.
Uống đủ nước
Mẹ chú ý uống đủ nước hàng ngày, chủ yếu là nước lọc, tránh bị mất nước gây mệt mỏi chóng mặt.
Duy trì chế độ luyện tập hàng ngày
Việc luyện tập thường xuyên có tác dụng duy trì huyết áp ổn định. Mẹ có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tập yoga.
Chế độ ăn uống hợp lý
Mẹ duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thai kỳ. Luôn mang theo mình vài đồ ăn vặt ngọt để khi bị chóng mặt có thể xử lý ngay.
“Phụ nữ kết hôn: Lãi 1 nhưng mất tất cả”?
(Làm Mẹ) – (Phunutoday) – “Phụ nữ kết hôn, lãi mỗi đứa con còn gần như mất đi mọi thứ: Ba mẹ đẻ, thanh xuân, nhan sắc, sự tự do…và quyền bình đẳng” – bà mẹ 9x chia sẻ. |